Kính dâng hồn thiêng dân tộc trong buổi
mệnh nước ngả nghiêng
Kính tặng những Cái Cò chinh phụ lặn
lội tìm chồng phương Bắc
Kính dâng Mẹ - Kính tặng Cha
Người thiếu phụ "Lụa đào sắt son": Hình chụp vào
năm 1988
trong giây phút hồi sinh khi người chồng về từ ngục tù CS.
***
Lời dẫn truyện của Như
Thương:
Trường
thi "Lụa đào sắt son" là tiếng tơ lòng của người vọng phu tên Kim
Anh - được người con gái Kim Hương viết lại bằng thơ và chia
thành 10 thi khúc.
Chuyện
kể về Kim Anh đã đợi chồng Phạm Cẩn khi chồng trôi theo mệnh nước
ngả nghiêng và bị đày ra Bắc trong mỹ từ "Học tập cải tạo" của những
kẻ mang danh cộng sản, nhưng thực chất mỹ từ ấy chỉ vỏn vẹn là một chữ TÙ!
Người
thiếu phụ ấy đã tay bồng tay bế 8 đứa con thơ khi chồng trong ngục tù 13 năm
dài đăng đẳng. Cái Cò đã lặn hụp trong phong ba bão táp của mệnh người như con
đò mong manh xuôi theo mệnh đời, vận nước.
Người
chinh phụ đã trầm luân trong bể khổ, không còn giọt lệ rơi nào trên má hồng nay
đã nhăn nheo, mà chỉ là ánh mắt chịu đựng, cố vượt qua thử thách của kiếp người.
Người chinh phu thì biền biệt tận sâu thẳm núi rừng phương Bắc.
Đường
xa diệu viễn, bước chân người chinh phụ ấy đã băng rừng, lội suối, vượt sông,
qua núi, đèo trùng trùng điệp điệp ở mãi tận đầu nguồn phương Bắc đi tìm chồng
…
Ôi
lá lay kiếp hoa, phận người! Biết ai thấu chăng cánh nhạn lạc tình lẻ loi giữa
giòng đời dâu bể trong mảnh lụa đào sắt son chung thủy...
Thi khúc 1: Viếng mộ thiếu phụ Kim
Anh
Thi khúc 2: Về người thiếu phụ năm
xưa
Thi khúc 3: Chí trai hồ hải
Thi khúc 4: Loạn lạc - chia ly lần
đầu
Thi khúc 5: Thuyền nhân
Thi khúc 6: Chia ly lần hai - khởi
đầu đoạn trường khúc 1
Thi khúc 7: Đường ra Bắc
Thi khúc 8: Cuộc sống người
"tù" và chồng vợ trong đoạn trường khúc 2
Thi khúc 9: Vinh danh người thiếu
phụ
Thi khúc 10: Lời kết dành cho mảnh
"Lụa đào sắt son"
Thi khúc 1:
Viếng mộ thiếu phụ Kim
Anh
Thời
gian vào buổi sớm mai sương mù. Không gian là những hàng bia mộ thẳng tắp trên
nền đất, rải rác những nấm mộ lộ thiên. Lá xanh của những hàng cây trong nghĩa
trang đứng sững như cõi chết của những nấm mộ. Có dáng người con gái - Kim
Hương - len lỏi đi giữa những hàng mộ bia đều đặn. Mùi hương khói lan tỏa
trong cỏ cây ngậm ngùi …
Lá
vàng rơi trong lặng lẽ âm thầm
Bao
vong hồn nơi quạnh quẽ, tịch liêu
Buồn
vui ơi chỉ một thoáng thăng trầm
Người
đã khuất, xa gánh đời nặng trĩu
Trả
nụ cười cho vận số gian nan
Trả
thân xác cho thế gian: hạt bụi
Trả
lệ rơi cho tháng ngày lầm lũi
Trả
truân chuyên cho mệnh nước suy tàn
Đâu
phu phụ - em gánh tình duyên nợ
Đâu
con thơ - thân lặn lội Cái Cò
Đi
thật xa, nơi đất trời khép mở
Cuối
kiếp người, dừng vạn nẻo quanh co
Người
vọng ai mà một ngày hóa đá
Để
lại đời mảnh vuông lụa sắt son
Đất
Bắc - thôi chẳng còn là đất lạ
Những
ngược xuôi năm tháng cũng đã mòn
Cô
thì thầm với ngôi mộ đá và khung hình người quá cố, rồi bày biện hoa, trái cây,
nhang, đèn trên mộ và thắp nhang khấn thầm, gục đầu khóc bên bia mộ.
Người
thiếu phụ của thuở xưa xuân sắc
Hương
khói bay theo thân xác rã rời
Thôi
quên hết những buồn vui nước mắt
Người
ở đâu, sao nấm mộ không lời
Mẹ
ơi! Mẹ ….
Xương
thịt Mẹ đã âm thầm hóa đất
Chút
tinh anh theo sương gió bạt ngàn
Bước
chân đi có nghĩa là Còn-Mất
Còn
thủy chung, nhưng lạc mất cung đàn
Đây
bia mộ còn ghi ngày tử biệt
Bụi
thời gian xóa lấp cõi nhân gian
Hay
oan khuất nằm trong điều oan nghiệt
Sinh
tử đâu hỡi năm tháng muộn màng
Bóng
nắng chiều buông dần xuống và người con gái rời nghĩa trang, trong lòng đầy ắp
những hình ảnh quá khứ về Mẹ của cô - người nằm dưới mộ.
Thi khúc 2:
Về người thiếu phụ năm
xưa
Năm
xưa bên chén rượu giao bôi, có hai người thề hứa bên nhau suốt đời dẫu đường đời
chông gai vạn dặm, dẫu còn trẻ hay yếu già, cũng như lúc hạnh phúc lẫn đau khổ,
gian nan... Thế đấy, người con gái đã theo chồng, về với người mình hẹn thề câu
thủy chung. Người chồng năm xưa xông pha ngoài chiến trận và suốt cả một thời
xuân sắc, người vợ đã khăn gói theo chồng trên những chuyến xe bụi mịt mù nơi hậu
phương và doanh trại đồn lính.
Thời
xuân sắc, áo lụa tình phu phụ
Nửa
đường đời đạo chồng vợ sắt son
Chữ
hạnh phúc: Kim Anh lòng thầm nhủ
Tạ
ơn chồng tấm mẳn thật vẹn tròn
Anh
là lính và em là vợ lính
Đời
bỗng quen nghe súng đạn chiến trường
Để
đêm đêm nằm bên cạnh người thương
Mùi
áo trận lẫn mùi chồng ngộ nghĩnh
Đôi
giày trận bết đất bùn, bụi đỏ
Chốn
cao nguyên mờ sương phủ núi đồi
Anh
lặn lội nơi rừng thiêng. Thần nỏ...
Như
chí trai tay cung kiếm vang hồi
Xin
Đất Trời chở che điềm lành dữ
Để
lằn tên mũi đạn sẽ né thân
Người
lính chiến giữa sa trường sinh tử
Ai
biết đâu tên lạc đạn xa gần
Những
lo âu đã quầng thâm đôi mắt
Vợ
trông chồng ngoài biên ải xa xăm
Biết
áo trận giữa phút giây bất trắc
Có
bình an... khi đêm xuống âm thầm
Duyên
tơ thắm khi nắng thu vừa chớm
Mấy
mươi năm dẫu chinh chiến bên người
Một
đời Mẹ theo Cha con khuya sớm
Tình
ý xưa vẫn nguyên vẹn một lời
Thi khúc 3:
Chí trai hồ hải
Phạm Cẩn:
Người chồng của mảnh lụa đào sắt son Kim Anh - xưa thời trai trẻ theo đường
cung kiếm. Người thanh niên ấy như bao thanh niên thời ly loạn, đã buông bút
nghiên và từ giã nghiêm đường mà đi theo đường binh nghiệp 21 năm trường, cho đến
một ngày đành khóc hận nơi trời Nam khi buông súng theo mệnh nước thăng trầm.
Thời
trai trẻ, kiếm cung hào khí và tuổi thanh xuân sống trọn với mộng hải hồ
Đời
hồ hải bốn phương trời vùng vẫy
Tuổi
đôi mươi mơ cung kiếm lên đường
Sống
chết ư, nhạo cười điều run rẩy
Giang
san ơi, mộng bảo kiếm Hồ Trường
Nghe
giai điệu dậy hồn biên cương trấn
Khắp
sơn hà chốn rừng thẳm núi thiêng
Kèn
thúc quân rạng danh giờ ra trận
Giữ
sơn hà đền ơn nước, tổ tiên
Yên
cương hỡi, gươm báu xưa truyền lại
Chiến
mã ngày tung vó ngựa bốn phương
Tấc
lòng son chẳng nề gì quan ngại
Bụi
dặm đường. Ôi vạn nẻo quê hương …
Thi khúc 4:
Loạn lạc - chia ly lần đầu
Thời
điểm vào "Tháng Ba năm 1975"
… ngày biến loạn bùng nổ, người thiếu phụ dắt díu con thơ tìm đường sống trong
buổi loạn ly ấy. Đấy là buổi chia ly đầu trong đoạn trường khúc khi chiến chinh
bủa vây phận người. Lần chia ly vì loạn lạc này, chồng vợ đã
cách biệt nhau một tháng - không biết tin tức sống chết ra sao...
Người
thiếu phụ lạc chồng - người ở đỉnh đồi và người ở chân đồi - và người chồng
lính trận không về được với gia đình. Hai ngả đôi đàng đều lánh nạn trong rừng
và các Đấng Linh Thiêng nơi rừng núi bạt ngàn đã che chở, bảo bọc họ toàn mạng
cùng con cái.
Người
thiếu phụ đi tìm chồng trong lửa đạn, biết dặm dài có gặp được chăng? Tìm chồng
đâu giữa dòng người chạy loạn? Trong quay cuồng, xin Trời Đất xót thương...
Anh
đỉnh đồi. Em chân đồi. Ly biệt
Giặc
đến rồi, anh hỡi... ở đâu anh?
Lạy
Trời Đất, con cúi đầu thống thiết
Xin
ơn lành khi đầu trẻ còn xanh
Bốn
phương hướng - biết tìm đâu phương hướng!
Trời
mênh mông và Đất cũng mênh mông
Đành
xuôi tay phó thác - niềm tin tưởng
Phật
Trời thương xin che chở má hồng
Dẫu
mệt lả vẫn cố gượng mà sống
Dẫn
con thơ thoát lửa đạn chốn này
Tìm
gặp chồng giữa muôn ngàn hy vọng
Rằng
đợi em, anh có thoát vòng vây?
Vai
Mẹ đã gánh gồng bao buổi chợ
Áo
rách mòn, mưa nắng cũng qua đi
Chắc
có lẽ đất trời sẽ không nỡ
Tuyệt
đường sinh, đường tử để sinh ly
Chạy
về đâu giữa phút giây nguy biến
Lánh
rừng già, chốn nương náu ẩn thân
Đêm
đạn bom nghe đất trời rung chuyển
Lả
mệt người ôm con dại thật gần
Nếu
có chết, xin được là trọn vẹn
Cả
gia đình không ly tán xác thân
Con
sợ. Khóc. Lòng Mẹ sao nghèn nghẹn
Mẹ
ôm con, ôm tất cả một lần
Một
tháng trường - khúc đoạn trường lưu lạc
Kiệt
sức người. Đứa con dại bụm tay …
Lấy
nước suối cho Mẹ hiền đỡ khát
Đừng
bỏ con giữa xa lạ chốn này
Dòng
suối ơi, nguồn nước trong huyền diệu
Đỡ
khát lòng, cơn nắng cháy Tháng Ba
Cám
ơn người lòng nhân từ sẽ hiểu
Phút
đói cuồng mót khoai rẫy ngày qua
Sương
khuya lạnh lót lưng người loạn lạc
Nhóm
lửa lên tìm hơi ấm tình người
Những
khuôn mặt thất thần và ngơ ngác
Ngồi
co ro … nghe đạn nổ lưng trời
Đêm
trăng tỏ khấn linh thiêng cứu độ
Khấn
rừng xanh che chở phút nguy nàn
Khấn
mệnh phần đừng chia phần vắn số
Khấn
sao trời dẫn con thoát mọi đàng
Thi khúc 5:
Thuyền nhân
Năm
năm sau thời loạn lạc, người con trai lớn của Phạm Cẩn và Kim Anh đã nghe lời
Cha nhắn nhủ trong tù: Con hãy vượt biên tìm đường sống.
Và
cậu bé lên đường làm thuyền nhân. Mẹ đau xé lòng bởi ra đi là mệnh Trời tế độ,
bàn tay con người thật hữu hạn trong chuyện tử sinh này. Dẫu biết rằng đó là
con đường sống thật mong manh, nhưng vẫn còn có cơ hội sống sót và thoát khỏi sự
dòm ngó của giặc đang lần hồi xiết chặt cuộc sống để đưa con người đến cảnh lầm
than, thống khổ và người con trai sẽ bị trở thành công cụ của những danh từ lừa
dối từ cộng sản “Nghĩa vụ lao động” hay “Nghĩa vụ quân sự”.
Con
của Mẹ, xưa tay bồng nựng nịu
Nay
biển khơi giữa sống chết hãi hùng
Đi
đi con, nghe lời Cha...con hiểu
Mẹ
thương con, lạy sóng vỗ nghìn trùng
Con
đi học, Mẹ đưa tận cổng trường
Con
đi thi, Mẹ ngóng vào cửa lớp
Con
ra biển, Mẹ nằm nghe sấm chớp
Đêm
lặng về … Mẹ khấn vái tứ phương
Cầu
xin con thuyền thúng nhỏ bé, chiếc ghe chài mong manh đưa con đến bến bờ Tự do.
Cầu
xin biển Nam, biển Bắc thuận buồm xuôi gió, đừng nổi cơn cuồng nộ.
Cầu
xin lòng người đoái thương những kẻ đi tìm con đường sống bằng con đường chết
và đừng xua đuổi người khốn cùng trở lại với biển động sóng gào.
Ngóng
tin con biển xa đầy tin dữ
Góc
biển nào con ngụp lặn tử sinh
Mẹ
nguyện cầu không bằng lời, bằng chữ
Bằng
trái tim Mẹ: Con - núm ruột mình
Xin
con sống. Đừng mồ xanh vàng cỏ
Đừng
trôi thây vào hoang đảo xa xăm
Đừng
mất tích chốn tối tăm ngục đỏ
Đừng
biệt tăm xé lòng Mẹ lặng câm
Ngày
Kim Anh giao đứa con thân yêu cho đại dương, người thiếu phụ ấy không biết làm
gì hơn là cầu xin trùng khơi che chở con mình tai qua nạn khỏi, sóng yên bể lặng.
Một tháng trường trong từng giây từng phút, lòng người Mẹ rối như tơ vò và chỉ
biết lặng lẽ cầu nguyện cho đứa con trai của mình ngày đêm, bởi mệnh số của con
là do Trời định.
Đường
con đi có sao Trời dẫn lối?
Có
linh thiêng người khuất mặt độ trì
Có
sóng yên cho ghe con trôi nổi
Có
lòng nhân, người cứu mạng thiên di
Nếu
con sống, Mẹ tạ ân Trời Đất
Đã
đoái thương những đau khổ tận cùng
Mẹ
đã quen sống dòng đời lây lất
Những
đứa con là tất cả... đêm
chùng
Nếu
con chết, Mẹ cũng xin Trời Đất
Cho
xác con về lại chốn đất liền
Đừng
trôi đi để sẽ là biệt mất
Lạy
Đất trời con tôi được bình yên
Những
câu chuyện kể về thuyền nhân của những người đã đi trước mà còn sống sót, nhưng
không đến được bến bờ Tự do bỗng chốc trở về trong tâm trí Kim Anh như một nỗi
lo âu tột cùng.
Mẹ
chết lặng nghe bao lời kể lể
Lòng
rối bời con vượt biển trùng khơi
Khấn
ơn Ơn Trên cho qua ngày dâu bể
Giông
tố ơi, xin dừng lại... Lạy Trời
Em
sẽ sống và con mình sẽ sống
Rửa
cho anh mối nhục chốn đọa đày
Con
trai ơi, nỗi oán hờn bi thống
Nhớ
nghe con, tên Mẹ giữa bàn tay
Chuyện
người chồng, người vợ, những cô bé tuổi 15, 17 giữa vòng vây hải tặc... Trên
ghe vượt biên thì những người đàn ông, đàn bà, con gái và thậm chí cả trẻ thơ đều
là những nạn nhân của bọn hải tặc! Đó là điều bất hạnh của một dân tộc trên đường
chạy trốn chế độ cộng sản.
Họ
sợ chết … Vâng!
Họ
sợ bị hãm hiếp … Vâng!
Họ
sợ đói … Vâng!
Họ
sợ khát … Vâng!
Họ
sợ bị bắn chết trên đường trốn chạy. Vâng!
Họ
sợ mất chồng, mất vợ, mất con thơ khi bọn hải tặc lùa người sang ghe hải tặc.
Vâng!
Cái
đắng cay ấy của họ là cái giá phải trả, kể cả phải trả giá bằng mạng sống!
Mọi
người đều biết chuyện gì có thể xảy ra cho chính bản thân họ, gia đình thân yêu
của họ; nhưng nếu có cơ hội, thì họ cũng vẫn muốn rời mảnh đất nơi họ sống đang
bị nhuộm đỏ bởi chính quyền cộng sản để đi tìm mảnh đất mới sinh sống.
Và
đau đớn, xót xa thay cho những gia đình, những người phụ nữ tay yếu chân mềm,
trẻ thơ vô tội không lối thoát, không một chọn lựa nào khác trên con thuyền tròng
trành trôi lênh đênh hay vỡ nát!
Nghe
man rợ tiếng hét la vọng lại
Tiếng
tử thần, cửa địa ngục mở ra
Mẹ
ôm con chắp tay xin khẩn vái
Thân
Mẹ... thôi... nhắm mắt cũng qua mà...
Xin
đổi mạng cho con tôi được sống
Xin
thứ tha, anh nơi ngục tối tăm
Em
cắn răng nghe lời anh vượt sóng
Biển
ngoài kia đâu mất ánh trăng rằm
Từ
ngày ấy những lúc em ra biển
Nhìn
sóng gào mà nước mắt trào tuôn
Đâu
mảnh ván buông tay em …Một miếng
Đâu
phút giây hải tặc bỗng điên cuồng
Cần
bao nhiêu năm để một người Mẹ quên đi tiếng kêu cứu của con gái mình trong tay
hải tặc? Vĩnh viễn và đời đời tiếng kêu thét ấy khuấy động cả đại dương và chìm
sâu trong lòng người Mẹ không cứu được con mình trong nỗi uất nghẹn tột cùng.
Tiếng
thất thanh giữa đêm trường vô vọng
Mẹ
cứu con. Mẹ ơi, Mẹ cứu con...
Bầy
quỷ dữ xé toang... thân bé bỏng
Áo
hoa con. Tơi tả …Tuổi mộng tròn
Xác
thân người giữa phong ba bão tố
Phó
mệnh Trời xin rủ chút xót thương
Tự
do ơi, chim lạc bầy vỡ tổ
Mẹ
Cha ơi, con thân gái dặm trường …
Bao
nhiêu giấy mực, chuyện kể của tiếng khóc, nỗi uất nghẹn, nỗi lòng trĩu nặng còn
đọng lại thành vết thương sâu tận trong lòng cho vừa đủ... chẳng bao giờ nói hết
được!
Để
chỉ cần nhắc đến hai chữ "Thuyền nhân" là cả một trang quá khứ đau
thương ùa về theo nước mắt. Dòng nước mắt của bao điều thống khổ tận cùng đến
không còn ngôn từ diễn tả. Dòng nước mắt của tủi nhục, đớn đau, xót xa cho những
gia đình, người phụ nữ tay yếu chân mềm, trẻ thơ vô tội không lối thoát, không một
chọn lựa nào khác trên con thuyền chòng chành trôi lênh đênh hay vỡ vụn giữa
mênh mông!
Tiếng
gào rú của biển đông oan nghiệt
Đẩy
hồn oan thân xác đẫm máu khô
Xuống
tận đáy đại dương không thương tiếc
Nước
mắt nào đưa tiễn kẻ không mồ
Ơi
biển mặn... mặn thêm dòng lệ mặn
Ơi
trùng dương hòa nhuộm máu, xác người
Đâu
nhân ái giữa đảo hoang, biển vắng
Ôi
bi thương, sầu ngất giữa đất trời
Thi khúc 6:
Chia ly lần hai - khởi đầu
đoạn trường khúc 1
Nhắc
chi cung kiếm binh đao nữa
Một
giải sơn hà đã tang thương
Bắc
Nam từ độ tranh nghiêng ngửa
Bến
Hải Hiền Lương luống đoạn trường
Dung
nhan ấy nổi trôi theo vận nước
Sầu
riêng chung bao cay đắng mệnh người
Buổi
loạn ly đã vạn lần xuôi ngược
Đoạn
trường ơi, ngày mất nước nghẹn lời
Anh
đi phương ấy xa biền biệt
Bảo
trọng thân mình, em ngóng trông
Đàn
trẻ dại khờ rồi sẽ biết
Cha
con theo lời gọi núi sông
Rừng
thiêng che chở cho anh nhé
Núi
thẳm trông chừng bước chân đi
Nhắn
sông xuôi ngược đừng phân rẽ
Em
đợi ngày về hết biệt ly
Chiến
trận ngoài kia là sinh tử
Phó
thác Trời cao em biết không
Vợ
rưng nước mắt- lành hay dữ
Xin
nguyện Ơn Trên đến với chồng
Phấn
son em cất theo gương lược
Lấy
chồng chinh chiến áo trận xanh
Xa
xăm biên ải hồn non nước
Em
ở nhà lặng lẽ đợi chờ anh
Yêu
em biết mấy phút tơ chùng
Anh
sẽ nhớ em và nhớ con
Một
mai ta sẽ lại tương phùng
Em
vẫn hương trầm dẫu héo hon
Về
nhà vài bữa lại xa em
Biết
nói gì đây mái tóc mềm
Chồng
em lính trận em biết đấy
Em
vái van Trời khắp Đông Tây
Biên
cương trấn ải chừng hiu quạnh
Tay
súng chìm trong ánh nắng chiều
Từng
đêm gió núi và sương lạnh
Poncho
như thể vợ thương yêu
Thi khúc 7:
Đường ra Bắc
Niềm trông ngóng dấu cõi
lòng héo rũ
Phút tiễn chồng đi vào chốn
ngục lao
Buổi can qua nghe đất trời
vần vũ
Ghềnh thác xưa, núi đá
cũng nghẹn ngào
Đôi mắt Mẹ là tháng ngày
quá khứ
Dõi theo chồng, đã phương
Bắc … ra đi
Biết đâu phút chia biệt
là sinh tử
Hai mái đầu lặng lẽ khóc
phân ly
Hướng đi từ Hà Nội đi Yên Bái và cuối trạm
thì xuống Ga Ấm Thượng. Kim Anh thất thểu trong đoàn người từ trong tầu đi ra,
sau lưng là một số người chen chúc cùng xuống xe lửa.
Tiếng vọng ồn ào từ trong tầu ra là tiếng
súc vật heo gà eng éc vì người và vật đi chung trong chiếc tầu lửa ấy.
Từ Hà Nội ra đến ga Ấm
Thượng
Trăm ký lô đã ngược Bắc
nuôi chồng
Con trông ngóng cha và vợ
gánh gồng
Đường diệu vợi Bắc Nam
đành gắng gượng
Người
vợ Kim Anh tìm chồng giữa núi rừng:
Thượng Đế hỡi, bàn tay
con hữu hạn
Rừng núi thiêng xin dìu dắt
dặm đường
Nước mắt em từ lâu rồi đã
cạn
Héo hon lòng tìm tay ấm
yêu thương
Đây đất Bắc chốn tận cùng
sâu thẳm
Hoàng Liên Sơn vỡ tiếng
khóc đại ngàn
Thân thiếu phụ bước đường
xa cơm nắm
Ngủ bìa rừng cạnh muông
thú dã hoang
Tìm chồng lên núi non cao
thẳm
Núi khuất sương mù nhuốm
tang thương
Tháng nào gió bấc về muôn
dặm
Vượt khúc trần ai, khúc
đoạn trường
Không thuyền, không bến,
đường xa lạ
Vượt cạn dòng sông, vượt
cạn đời
Nắng tắt bên sông đành vội
vã
Phó thác nông sâu với đất
trời
Cơm nắm, lương khô cho tù
tội
Đội cả lên đầu tóc bạc
phai
Đừng ướt, đừng trôi, đoàn
người lội
Kẻ níu, kẻ đu sóng mệt
nhoài
Khúc xoáy giữa sông đầy
nghiệt ngã
Dẫu cuồng nộ mấy phải qua
sông
Tay người bấu víu trong mệt
lả
Bên kia ghềnh đá … sẽ gặp
chồng
Chân rã rời, gậy chống
thêm bước mỏi
Đá hoang vu nín lặng nỗi
sớt chia
Ngả lưng nằm khấn sao trời
vòi vọi
Xin Ơn Trên đừng đôi ngã
chia lìa
Đêm nay lạnh, lòng em
sương núi buốt
Biết đâu anh chết cóng ở
ngoài kia
Một nắm cơm. Đợi hãi hùng
móng vuốt
Thú rừng hoang dọ dẫm
bóng trăng khuya
Rừng. Và rừng. Thẳm sâu
điều sợ hãi
Trong lòng em nỗi oan
nghiệt vây chùng
Những đứa con ngóng em
bên nhà ngoại
Anh mù tăm nơi chốn biệt
nghìn trùng
Cơn đói rét đêm trắng đêm
chờ đợi
Bạn đồng hành: thầm đếm
thời gian trôi
Núi non ơi hun hút xa vời
vợi
Xin tương phùng dẫu đành
đoạn chia phôi
Cầu ơn phước cho chồng
con được sống
Cho vẹn toàn thân thể của
thuở xưa
Cho tâm trí còn biết điều
trông ngóng
Đợi vợ hiền dẫu giông bão
nắng mưa
Thi khúc 8:
Cuộc sống người “tù” và
chồng vợ trong đoạn trường khúc 2
Bài
thơ được viết theo lời kể chuyện của một người tù năm xưa trên một trại giam
"tù cải tạo" gần thị trấn Thất Khê. Người tù ấy đã từng đứng trên đầu
nguồn của dòng sông Kỳ Cùng, nhìn thấy hai dòng nước đục trong của con sông ấy
rời quê mẹ Việt Nam và chảy ngược về hướng Trung quốc mà lòng xót xa...Hai màu
nước đục trong tựa như thể tổ quốc Việt Nam đứng giữa hai dòng khác biệt để chẳng
bao giờ có thể cùng hòa chung nhau một dòng nước.
Từ núi của cha chốn mênh
mông
Từ quê đất mẹ một tấm
lòng
Có giòng suối nhỏ lượn
quanh quẩn
Đã hóa Kỳ Cùng một nhánh
sông
Hai giòng trong đục bỏ
quê cha
Thất Khê từ đấy biệt quan
hà
Xót xa đôi ngả người Nam
Bắc
Lạng Sơn muôn nẻo dặm đường
xa
Người tù lặng lẽ ngắm
giòng sông
Se sắt con tim nghẹn cõi
lòng
Kỳ Cùng chảy ngược về xứ
lạ
Nắng tắt hoàng hôn vợ
ngóng chồng
Chiều thân tù ngục đứng
ngó mong
Trùng trùng điệp điệp có
buồn không
Đôi bờ sông của dòng ly
biệt
Có biết đục trong chẳng
chung dòng
Hồn thiêng sông núi của
ngàn năm
Có rưng rưng khóc lệ âm
thầm
Ngẩng mặt nhìn trời rừng Việt
Bắc
Đây khúc giang đầu của Việt
Nam …
Chạnh lòng Phạm Cẩn nhớ lại
chuyện xưa...
Lầm lũi rừng mây thấp
thoáng sương
Chạnh nhớ năm xưa bước sa
trường
Giang sơn hùng khí hồi vọng
tưởng
Sông núi chốn này, gãy
đao thương
Người Nam ra Bắc: vùi
thây lại
Người Bắc vô Nam: mộng bá
đồ
Ngày đi: gian dối điều
oan trái
Ngày về: còn lại nắm
xương khô
Người
chồng trong lao ngục:
Nơi
chốn quạnh hiu của rừng núi trùng trùng sâu thẳm và giá rét bào xé thịt da khi
cơn gió bấc về trên sườn núi, lan tỏa xuống thung lũng, rồi len lỏi tận cùng
vào da thịt những người tù nằm co ro trong những lán trại trống hoác đợi gió
lùa, có những đêm dài không đếm được ngày tháng, người tù đã cố gắng ngủ mà
trong tiềm thức là sự hỗn loạn của những đọa đày....
Những đêm trường xen lẫn
với bình minh
Ra đất Bắc là xuôi đường
tử lộ
Đành nhắm mắt và khấn thầm
mệnh số
Khấn rừng thiêng xin bảo
hộ thân mình
Nơi anh ở chốn "trại
tù cải tạo"!
Đếm từng ngày đợi ánh mặt
trời lên
Ừ mình đấy, còn sống với
tuổi tên
Nghe tiếng kẻng dậy khua
vang lòng chảo
Đồi núi cao, thung lũng lạnh
rợn người
Nhà lá cọ phủ vách rơm trộn
đất
Ấm lạnh gì hỡi cùng trời
cuối đất
Nắng mưa gì cũng nhúm da
phơi
Giữa núi rừng là dãy
nhà... lán trại
Giữa ngục tù là thầm lặng,
phong ba
Nín câm đi - đợi ngày ta
về lại
Từ oan khiên trăm vạn nỗi
u hoài
Rồi làm bạn với trời xanh
cao vói
Với rừng già sâu thẳm lạnh
căm căm
Với côn trùng trốn chui nhủi
âm thầm
(Kẻo mang họa chết trong
tay "tù đói"!)
Rừng ở đó biết bao giờ
trơ trụi
Sẽ thành nhà, thành mọi
thứ thay cơm
Trằn trọc chi nhắm mắt ngủ
với rơm
Ta và rận - cùng tù chung
phận tủi
Từ địa ngục nghe tiếng ai
vọng hú
Gió sương nào oan nghiệt
phủ rừng hoang
Thân tả tơi, mắt tù đêm
không ngủ
Rạ rơm buồn chua xót đọng
tâm can
Nắng sấy khô những máu và
tủi nhục
Những bóng ma còn lê lết
bước chân
Những rách bươm "áo
quần" thân tù ngục
Nắng mưa chi thêm khổ lụy
bụi trần
Sống và chết trong oằn
người uất hận
Nước sông kia - cơn khát
nước quặn lòng
Nắng ngục tù, nắng hỡi
sao tàn nhẫn
Thiêu đốt người giữa khổ ải
mênh mông
Bên kia suối là cọng rau,
ngọn cỏ
Biến chúng thành món mỹ vị
cao lương
Thêm chút muối bồi bổ một
nắm xương
Để chịu đựng ngón đòn thù
"bên đó"
"Món ăn chính"
là măng rừng muối hột
Đọt khoai mì, lát sắn mốc
xanh xanh
Không bổ thịt cũng bổ cho
xương cốt
Nuốt hờn căm, dẫu cõi thế
treo mành
Cái bao tử được đo bằng
"ngũ cốc"
Dăm ba thìa, miếng sắn
cũng đầy thôi
Nhai chầm chậm kẻo chẳng
còn mấy chốc
Mình được ăn, cũng như...
no đấy rồi!
Chiếc lon gô nghe mằn mặn
căm hờn
Sống hay Chết? Nhục vinh
nào gột rửa
Bạn anh đấy chết buồn bên
ánh lửa
Chết rét - nằm co quắp nỗi
cô đơn
Khuya thao thức rỗng bụng
tìm chai lọ
Hạt cơm tù... đếm mãi! Vẫn
chưa no
Ngủ sao được, ngồi nhìn
nhau một xó
Nhìn rệp bầy ăn cỗ, chúng
sẽ no
Được nhóm lửa mỗi chiều về
lán trại
Đã là niềm hạnh phúc thật
lớn lao
Nấu gì ư? Dẫu một vài con
nhái
Chút muối nêm nghe mặn đắng
làm sao
Có những lúc chỉ pha trà
uống đỡ
Bữa cơm chiều ngót nghét
một muỗng thôi
Khơi lửa lên, cho ấm lòng
tù tội
Gạo hẩm rồi, có mốc cũng
làm ngơ
Xuân đại tiệc miếng da
trâu già nhách
Cũng còn hơn không có
chút "thịt" gì
Vùi trong lửa cho thơm và
cho sạch
Bỏ vô "gô" nấu
cho nở da bì
Dẫu suối lạnh vẫn là nơi
tắm giặt
Trả lại bùn, trả lại đất
... Ngày qua
Xin nhân từ hỡi cơn rét
tháng ba
Thân gầy đói, xương da
đành héo hắt
Cửa ngục tù có bao giờ
hoen rỉ
Khoen sắt kia có lặng lẽ
khóc thầm
Ta với mi tù tội như nhau
nhỉ?
Đếm trăng tròn niềm uất hận
lặng câm
Đây mưa phùn, đây gió bấc
Thượng du
Sông chảy xiết và lá
buông rừng lá
Núi khuất sương, lán nơi
nào trăm ngả
Kẻng gọi anh, về với xích
xiềng tù
Mai thức giấc mở mắt ra
thấy vẫn ...
Là mặt trời nóng hừng hực
trên lưng
Là suối trôi cuốn người lội
nửa chừng
Là tre, nứa, lồ ô, luồng
tiêu chuẩn
Từ đồi, dốc nhìn luồng
cao ngất nghểu
Hỏi trời cao, tù vác được
bao nhiêu
Luồng trên vai chân bước
lê thất thểu
Về láng đi - chiều ngả
bóng xế chiều
Thung lũng chết, người tù
và cõi chết
Núi cao chi sừng sững ở Cổng
Trời
Đây tử địa, xóa đi ngàn dấu
vết
Chốn tận cùng tuyệt vọng
những tả tơi
Quấn trong "mền",
bảy nẹp tre để gói
Khiêng bạn tù mà chạnh
nghĩ thân ta
Bạn nằm đó dẫu là rét
tháng Ba
Vẫn hạnh phúc, chẳng lo
no, no đói
Chôn kiểu nào cũng quay đầu
về núi
Để ngậm hờn nuốt hận
tháng ngày qua
Có bia mộ nằm giữa chốn rừng
xa
Là may mắn hơn xác tù
trôi suối
Sao núi rừng là ngục tù
xiềng xích
Sao sông sâu cuốn trôi
xác bạn mình
Sao thung lũng đầy súng
thù của địch
Chắc đất trời theo vận nước
điêu linh
Hỡi vinh nhục của một thời
áo trận
Kiếm thép xưa nay lặng lẽ
giữa rừng
Gầm lên đi hỡi non cao uất
hận
Đếm ngày về nghe sao thấy
dửng dưng
Vợ con là liều thuốc hồi
sinh đấy
Ngày với đêm vẫn hy vọng
đợi chờ
Miễn còn hồn xác, xương
khô vậy
Phút sum vầy sẽ thực chứ
không mơ
Qua Sông Lô, ga Hòa Hưng,
Thanh Hóa
Chiếc túi đệm dăm ký vượt
đường xa
Những viên thuốc, sữa, đường,món
lạ
Đã lâu rồi quên cơm vợ
quê nhà
Về lại hả … như giấc mơ
thần thánh
Lên núi buồn ngồi xếp đá
thành non
Thành nấm mộ chẳng khói
nhang hiu quạnh
Trằn trọc khuya hiểu ra
chuyện mất còn
Hỡi rừng thiêng giữ cốt
xương tàn rụi
Giữ buồn vui, nước mắt lẫn
hận thù
Thân ở lại khuất oan chìm
góc núi …
Tâm người về thanh thản với
thiên thu
Chinh
phụ gặp chinh phu trong chốn lao tù: Đoạn trường khúc 13 năm
Còng tù tội khóa tay người
vô tội
Suối nông sâu, triền dốc
bóng tử thần
Bên kia bờ là địa ngục của
người thân
Rừng tiếp nối, biết nơi
nào ngược lối
Xe trâu chở những gói
"quà" cột chặt
Chở gian truân qua sông
suối, qua cầu
Chở vợ chồng rưng rưng
tràn nước mắt
Nhìn mặt nhau nhớ giây
phút tựa đầu
Nhìn tấm áo ngày ra đi
bươm rách
Biết thân anh có tơi tả
đòn thù
Đừng dấu em những tiêu
tan hồn phách
Của những ngày anh
"Nhất nhật thiên thu"
Thư em viết để trong hủ mắm
ruốc
Gói ân tình chồng vợ vẫn
tràn đầy
Mười lăm phút tưởng chừng
chỉ phút giây
Nhìn nhau khuất … mà lòng
đau quặn ruột
Khép cổng lại giờ thăm
nuôi đã hết
Quay lưng rồi là đôi ngả
phân ly
Chồng vợ đấy biết ai người
sống chết
Chút thân tàn lặng lẽ
gánh - bước đi
Bao nhiêu chữ nghĩa bể
dâu
Trôi ra biển lớn, sông
sâu cạn cùng
Trôi theo thác đổ lạnh
lùng
Trôi theo mưa gió bão
bùng tiễn nhau
Ở tù trong núi bấy lâu
Một ngày bỗng thấy đêm
thâu rạng ngời
Thế gian chẳng có mặt trời
Cần chi... Nhắm mắt cuối
đời vùi thây
Rừng ơi. Góc núi có hay
Ta thành sỏi đá chốn này
như mi
Chút xương trắng hếu phân
ly
Còn tinh anh lại, về đi mộng
tàn
Vết đau như nứa cắt ngang
Núi sông còn lại … Đại
ngàn. Bóng ma
Đến đây lầm lũi đường xa
Ra đi thinh lặng sương sa
mé rừng
Chốn này địa ngục. Quay
lưng
Thiên đàng mở cửa, mở từng
nghiệt oan
Mở toang cùm xích nằm
ngang
Ta theo hương khói nén
nhang khấn thầm
Mở lòng thù hận trong tâm
Kẻ Nam, người Bắc - cõi
âm dương rồi
Buộc khăn tang quấn mồ
côi
Ai người cô phụ, con tôi
dại khờ
Rưng rưng... thân xác cứng
đờ
Gói trong manh chiếu hững
hờ lạnh tanh
Gốc sồi dấu tích rừng
xanh
Dăm ba nhát cuốc, phủ
quanh nấm mồ
Còn tên tuổi gởi hư vô
Bạn tù chắc nhớ ướt khô
chỗ nằm …
Thi khúc 9:
Vinh danh người thiếu phụ
Trái tim người thiếu phụ đã đợi
"chồng về" từ "Mười- Ba-Năm" trước - trong một lần
người ra đi dặn dò: "Anh đi 1 tháng rồi về, em ở nhà trông con và giữ gìn
sức khỏe, anh sẽ về!" , nhưng có ngờ đâu người đi tận mãi nghìn trùng phương
Bắc, tận những nơi mang danh địa ngục xa lạ: Trại 3, trại 7 Hoàng Liên Sơn,
trại Vĩnh Quang (Vĩnh Phú), Trại Hàm Tân Z 30 D …v...v... nhiều không kể xiết.
"Mười-Ba-Năm" viết trong dấu ngoặc kép là nỗi
đoạn trường của một người vợ tù CS, là khúc đời gãy đôi của hai người bạn lòng
đang độ xuân sắc, mặn nồng, là đôi bờ cách ngăn và vọng tưởng, là chữ
"Sống" và chữ "Chết" về trong ý nghĩ của đôi vợ chồng trong
từng ngày dài, từng đêm thức trắng...
Một
đời thiếu phụ sắt son
Lụa
đào môi thắm đâu còn Mẹ ơi...
Tiếng
ai vọng lại ru hời
Giữ
câu chung thủy cho đời mai sau
Tóc
xanh nay đã bạc màu
Phấn
hương trang điểm dãi dầu ly hương
Trăm
năm phiến đá vô thường
Khắc
tên lưu lại chặng đường tử sinh
Xác
thân thôi đã dặm nghìn
Xa
chồng con, chốn đăng trình viễn du
Bao
mùa lá rụng biệt mù
Gió
bay cát bụi thiên thu chốn này ….
Thi khúc 10:
Lời kết dành cho mảnh
"Lụa đào sắt son"
Hỡi
rừng thiêng nước độc vùng Việt Bắc, xin trả lại núi rừng những giọt nước mắt khổ
đau của kiếp tù, cũng như xin nguyện cầu cho muôn vàn số phận người không may
đã không có cơ hội rời xa chốn ấy, sẽ theo mây trời về lại chốn cũ lúc ra đi mà
đoàn tụ với những người thân thương của mình.
Xin
được trang trọng nâng niu mảnh "Lụa đào Kim Anh" mãi một
lòng Sắt Son với nghĩa tình trăm năm phu phụ.
Mẹ
ơi...
Đây
di ảnh của tháng ngày xưa cũ
Đây
phấn son của riêng Mẹ thuở nào
Thôi
bình yên Mẹ ngàn năm yên ngủ
Trả
lại đời muôn vạn nỗi trầm hao
Màu
áo lụa thuở má đào son sắc
Mấy
mươi năm chung thủy một tấm lòng
Như
vầng trăng soi kiếp người vằng vặc
Chữ
thương yêu trong ấm lạnh mặn nồng
Hương
rừng từ sâu thẳm phương Bắc bay về phương Nam như nén hương lòng ngưỡng mộ
vuông Lụa Đào đã lặn lội tìm chồng nơi chốn tù ngục xa xăm ở đầu nguồn Tổ quốc.
Ai
người xưa đợi chồng về
Lụa
Đào vạn dặm phu thê vuông tròn
Thăm
chồng phương Bắc lối mòn
Tích
xưa lưu lại vẫn còn Vọng Phu
NHƯ THƯƠNG
(Viết xong 30/4/2017)