Thursday, December 29, 2011

HOÀNG MAI TỬU



Nhuộm tình em chút lênh đênh
Chút hoa, chút bướm, chút thênh thang đời
Chút vàng rực rỡ buông lơi
Từ trong chồi nụ, mai ơi Xuân về
Chút hương tà áo vân vê
Đi theo gót nhỏ lời thề bên nhau
Chút môi son đỏ, đỏ au
Cho tình níu lại sắc màu kẻo phai
Chút hò hẹn dưới cội mai
Yêu nhau sợi tóc chẻ hai cho tình
Chút tay ấm của riêng mình
Vòng eo ngần ấy vạn nghìn câu thơ
Chút hoan lạc rất tình cờ
Về trong cơn mộng đôi bờ ngất ngây
Chút hoàng mai tửu tỉnh say
Trái tim thôi đã quắt quay yêu người
Chút sương khói giữa cuộc đời
Nghe khao khát chợt rối bời đam mê

ĐÔI DÉP CỦA MẸ


                                                                                                                    
            Gần Tết rồi, khu chợ Bà Chiểu rộn rịp từ đầu xóm đến cuối xóm, lúc mới hừng sáng 4, 5 giờ đến quá nửa khuya vẫn còn tiếng người, tiếng xe vang động ngõ hẻm.
            Lẫn trong tiếng rao hàng điểm tâm sớm mai của thằng bé bán bánh mì "miiiiii…ì…dòn đâ…â…yyyy ..." là tiếng xe kẽo kẹt trên con đường đất đá lởm chởm của thím Chín đẩy xe bán cơm tấm bì (nồi cơm thơm phức thoang thoảng với mùi thịt sườn nướng mằn mặn ngậy mùi hành tỏi, lẫn với mùi chả nướng, hũ nước mắm, dưa chua cũng bị đánh thức và khuấy động theo động tác đẩy xe), lại thêm tiếng bà bán bánh canh rao hàng độc đáo"Canh đây" (thế mà ai cũng biết là bà bán món gì - bánh canh giò heo!). Tất cả ba người đều đi vào con ngõ thật đúng giờ như một thời khóa biểu cố định, dẫu thời tiết mưa hay nắng và người hai bên xóm cũng canh họ đúng giờ như vậy để mở cửa mua thức ăn điểm tâm nóng hổi cho gia đình nhanh gọn mà không phải chạy ra chợ mua.
            Bao nhiêu năm đã qua, thằng bé bán bánh mì ngày càng lớn thêm, hai người đàn bà - thím Chín cơm tấm và dì Hai bán bánh canh đã già đi, màu áo họ mặc đã thay đổi từ màu sáng, son trẻ sang màu sậm của tuổi trung niên, nhưng cái gánh của họ vẫn chừng ấy, vẫn thủy chung với cuộc đời họ và với khách hàng già trẻ lớn bé. Họ như thể là một phần hồn của cái xóm nhỏ quen thuộc này, để hôm nào thím Chín hay dì Hai bệnh không đi bán là cả xóm nháo nhào lên và nếu sau dăm ba bữa cảm mạo, thím hay dì đi bán lại thì bà con hàng xóm lại xúm xít nhau ăn cơm, mua bánh canh nhiều hơn ... để hỏi han bệnh tình. Thím Chín và dì Hai chắc bây giờ đã thành bà nội, bà ngoại rồi cũng nên, nhưng họ vẫn nấn ná nơi đây từ thuở còn con gái đến giờ, nó gần gũi và thâm tình như cây mai cổ thụ trước sân nhà thím Chín vậy ... mai nở, mai tàn, mai rụng ... rồi cội, cành lại nhú lá non, nẩy mầm nụ cho mùa Xuân năm sau mà không biết mỏi mệt, hững hờ nhìn thời gian xoay vần theo vũ trụ, bình thản xem vạn vật và con người loay hoay với tháng ngày.
            Cuối xóm mấy ông đàn ông xúm xít gỡ hàng rào cũ ra thay hàng rào mới hay sơn phết lại cái cổng gỗ ọp ẹp chắn ngang ngõ vào cửa cái, dăm ba ly xây chừng hay tiếng khề khà ngửa cổ nốc cạn chung rượu đế cũng được dịp hội ngộ nhau sớm tối. Xôm tụ hơn là lũ con nít được sai vặt trong chuyện lau bàn thờ và đánh bóng bộ lư hương để rồi mặt mũi, quần áo đứa nào đứa nấy lem luốc màu đồng đen!
            Sáng trưa chiều tối cả xóm như dậy lên một không khí khác thường trong những công việc bận rộn đặc biệt. Đám lá mai được lặt từ tháng trước giờ nằm héo queo trên nền đất hay trong chậu vẫn chưa dọn dẹp sạch sẽ, đàng hoàng ... đợi đấy, trước giờ cúng Giao Thừa là mọi người, mọi vật thảy đều tươm tất cả cho xem!
            Dẫu ngày đêm vẫn là 24 tiếng đồng hồ, nhưng hình như mọi người đều cáng đáng làm thêm việc này, việc nọ đến tối mịt. Những bà nội trợ thì xách giỏ đi chợ sớm hơn thường ngày, cũng chỉ là cơm canh hai bữa thôi mà ... nhưng sao lại lòng vòng chợ đầu trên, xóm dưới? Cái rôm rả của những ngày tháng cuối năm ai mà không náo nức! Nào quần, nào áo, giày dép, nào bánh mứt đủ màu sáng chói giấy bóng kính trong hộp, nào hoa quả trái cây từ miệt vườn đổ về chất đống nghều nghệu trông thật bắt mắt ... và túi tiền eo hẹp thường ngày bỗng trở nên hào phóng, mở rộng, rủng rỉnh hơn cho những món hàng, món quà đắt tiền.
            Năm ấy, tôi cũng dạo chợ ngày 3, 4 bận dẫu vào những ngày giáp Tết vẫn còn phải đi làm. Mua gì thì quả thật là trong bụng tôi đã định sẵn rồi, nhưng cứ đi vòng vòng ngắm tới, ngắm lui món hàng mình muốn mua: Một đôi dép Thái Lan "xịn". Vào cái thời ấy, chữ "xịn" dùng để diễn tả một cái gì đó đẹp tuyệt vời như thiên đường!
            Hãy để tôi diễn tả niềm mơ ước, ao ước của tôi cho bạn nghe. Tôi mơ mua được đôi dép Thái có mảng quai lưới óng ánh màu vàng lụa mơ mơ, chạy theo đường viền của đôi dép là những nét gạch nâu nhạt thật nhỏ để tô điểm đôi dép thêm ý nhị và dấu đi đường may viền. Nền dép màu kem và điều đặc biệt là đôi dép rất nhẹ! Tôi mê cái nhẹ ấy đến nỗi mỗi lần đi ngang qua hàng dép là cầm lên vài lần cho thỏa thích.
            Đôi dép ấy giá 8.000 đồng! Lương công nhân viên của tôi là 16.000 đồng/tháng (vào thời điểm ấy, danh từ công nhân viên chẳng có gì to tát lắm đâu, đại khái như là đi làm culi vậy thôi). Tôi đã nín thở khi nghe bà bán hàng nói giá thiệt, không phải là giá thách đâu nhé! Vì nó mắc quá rồi mà nói thách nữa thì cái giá sẽ bay lên tới tầng mây xanh thì làm sao mà bán cho ai được.
            Dạo chợ và cũng dạo hết những gian hàng có bán đôi dép ấy được chưng bày ngạo nghễ trong những chiếc tủ kính, tôi nhìn nó thèm thuồng như một đứa con nít thèm búp bê thuở nhỏ hay chí ít cũng như con bé thèm cây cà rem đậu xanh được chặt vuông vức và ông bán cà rem đóng một cây que tre xuống khối kem bé tí xíu trước khi bán vậy.
            Dễ chừng có mươi gian hàng bán đôi dép tôi mơ và người ta còn bảo hàng của Thái Lan tốt và hiếm lắm, nếu tôi không mua, e rằng sẽ không còn đôi dép vừa chân tôi. Tôi nào có mua cho tôi đâu ... Tôi muốn mua cho Mẹ tôi nhân dịp Tết đến!
            Ừ nhỉ, quả thật không có đứa con nào như tôi! Mua một đôi dép cho Mẹ sao lại đắn đo, do dự đến như vậy? Từ tấm bé, Mẹ tôi đã mua cho tôi biết bao nhiêu giày dép, quần áo mới mà … Khoảng năm 1980, đồng lương của tôi sẽ được tiêu pha nhiều nhất vào tiền gạo cho cả nhà, rồi đến những món đồ gia vị trong nhà bếp, xà bông giặt đồ, phần còn lại tiền lẻ dằn túi là tiền của riêng tôi, mà thật ra dường như lúc ấy tôi không có gì để tiêu pha cho riêng mình cả. Một năm chỉ cần hai bộ đồ đi làm, hai ba năm mua một đôi giày sandal, bạn bè thì không có, mua sách đọc thì như thể là một món hàng xa xỉ phẩm đối với tôi, vì chén cơm tôi ăn còn lẫn sạn, thóc và bông cỏ, xà bông giặt đồ cho một gia đình 9 người là loại xà bông rẻ nhất và dễ làm lột da tay, thì lấy đâu tiền mà mua sách thánh hiền đọc!
            Cái tuổi tôi lúc ấy là tuổi trăng tròn đấy, nhưng tôi cứ nghĩ nó giống như là trăng non để chưa bao giờ biết làm điệu, làm dáng bằng một chút phấn nụ hồng của con gái.
            Thế thì tại sao tôi lại dám mơ ước đôi dép Thái Lan mắc tiền như vậy cho Mẹ tôi nhỉ? Chỉ vì tôi thương Mẹ tôi quá khi bất chợt một hôm nghe Mẹ buột miệng nói: Đôi dép đó nhẹ lắm! Đó là lần đầu tiên trong đời tôi mà tôi nghe Mẹ tôi nói một câu như thể là trầm trồ khen một món đồ, chưa bao giờ Mẹ tôi muốn mua cái gì riêng cho Mẹ tôi kể từ khi tôi có trí nhớ cả . Những chiếc áo dài, giày dép, son phấn của Mẹ là do Ba tôi mua tặng Mẹ, cầm đồng tiền trên tay từ tiền lương của một người lính, Mẹ tôi chỉ muốn mua cho chồng, cho con cái quần, cái áo đẹp, sách vở thơm, món ngon miệng cho chồng và cho 8 đứa con.
            Nếu ai đó bảo Mẹ tôi là người đại hà tiện thì quả là không ngoa chút nào! Người hà tiện mọi thứ cho chính bản thân mình mà không hề ngần ngại, kể từ thuở theo chồng chinh chiến, những lần thay đổi đơn vị của Ba tôi là những lần Mẹ tôi gom góp gia tài 8 đứa con và vật dụng trong nhà gọn gàng như ba tôi gom đồ lính tác chiến cá nhân vào chiếc ba lô. Gót chân Mẹ tôi thuở xưa là gót chân son của một con nhà gia thế, ông ngoại tôi làm thông ngôn cho tòa án Pháp và họ ngoại tôi là một doanh gia có tiếng ở một tỉnh miền Nam. Thế nhưng đến khi lấy chồng là lính rồi, thì cô tiểu thư ấy lại bôn ba, phong trần như một người lính, nên gót chân người đã trèo non, lội suối trên đường tình và đường đời. Mấy chục năm ròng theo Ba tôi, bàn tay và bàn chân Mẹ tôi đã nứt nẻ, chai sạn chứ không trau chuốt như những bàn tay chân của những người vợ quan khác ! Ắt hẳn là cái số cực vì chồng, vì con thôi ...Gót chân ấy đã đi mòn hết khắp nẻo chợ đời để mua cho con tấm áo đẹp, miếng bánh ngon, chạy rong khắp trường học để đưa đón con tan trường. Bàn chân ấy đã chạy bén gót, ngược xuôi buôn bán tần tảo, đội nắng mưa đêm ngày.
            Tôi còn nhớ một kỷ niệm đặc biệt là trong suốt cuộc đời tôi, duy nhất có một lần tôi nấu cơm cho Mẹ tôi trọn vẹn, còn những ngày tháng còn lại là Mẹ tôi nấu cho tôi ăn! Hôm ấy Mẹ tôi bệnh và tôi đã tự một mình đi chợ - khi tôi vào khoảng 12, 13 tuổi gì đó - cái tuổi để nhớ những trò chơi, nhớ những đứa bạn đồng trang lứa hơn là nhớ những ngõ quanh co của một cái chợ! Thế là tôi chỉ đi chợ một đường thẳng, không dám quẹo vào những ngóc ngách của khu chợ để mua thức ăn cho cả nhà hôm ấy. Cầm tiền trong tay, tôi biết là không thiếu đâu, nhưng lại sợ bị mất vì tôi có cầm một số tiền lớn chừng ấy một mình bao giờ đâu. Quả thật là "nghề nội trợ" thật nhiêu khê! Mua bao nhiêu thì sẽ đủ cho cả nhà ăn, mua món gì thì sẽ ... dễ nấu! Ngần ấy chuyện loanh quanh trong đầu một cô bé rồi cuối cùng tôi cũng chọn món canh chua cá lóc và thịt kho tiêu - đó là hai món mà Mẹ tôi thường hay nấu khi chúng tôi bị bệnh.
            Hết hai tiếng đồng hồ để tôi giung giăng giung giẻ với cái chợ đã làm tôi quýnh quáng khi về đến nhà Mẹ tôi hỏi: Sao con đi chợ lâu vậy, bị lạc hả?
            Và tôi vào bếp nấu cơm - một ngày đáng ghi nhớ của một đứa con gái tự mình tung hoành trong giang sơn của phụ nữ! Vật lộn với nồi niêu soong chảo, gia vị mắm muối, lửa củi rồi thì cuối cùng mâm cơm cũng hoàn tất. Tôi dọn cơm cho Mẹ tôi ăn trước vì Mẹ tôi bệnh và nhỏ nhẹ hỏi: Con nấu có ngon không? Miếng thịt kho tôi đã chăm chút làm sao thái cho thật mỏng, thật đẹp, không bị vụn, tôi đã nếm món ấy không biết bao nhiêu lần trước khi thịt chín (!) để không bị mặn như muối hoặc ngọt như nấu chè, rồi rắc tiêu lên ... cho giống với món thịt kho tiêu mà Mẹ tôi đã kho cho tôi ăn hàng triệu lần. Còn món canh chua thì miễn chua là được rồi, chứ làm sao mà ngon được! Hình ảnh cái mâm cơm nhớ đời ấy còn mãi trong ký ức tôi khi Mẹ tôi khen tôi "giỏi" , chứ không phải "ngon" !
            Hình như trong suốt 13 năm Ba tôi trong lao tù cộng sản, Mẹ tôi chỉ có một đôi dép độc nhất đi ra đường, phần thì ở ruộng đâu cần giày dép chi, đến khi lên tỉnh trở lại thì mới xỏ chân vào dép giày trở lại! Đến khi gia đình tôi biết Ba tôi được thả về vào dịp Tết - đó chính là thời gian mà tôi muốn mua một đôi dép mới cho Mẹ tôi - thì tôi đã đi hết những gian hàng bán giày dép trong chợ. Thật ra, người nghèo mà dám ngó đến những hàng giày dép thì đã quá lắm rồi, chứ đâu dám bước chân đến những tiệm giày dọc hai bên đường phố mà chỉ cần chạy xe ngang là thấy những tủ kính bóng lộn bày những đôi giày kiểu này kiểu nọ. Đến lúc tôi thấy trên kệ hàng của một bà bán giày dép còn duy nhất một đôi mà tôi biết sẽ vừa vặn chân Mẹ tôi, tôi quýnh quáng lên! Vì chỉ có bà bán hàng ấy là bớt chút đỉnh giá bán và tôi "quyết định" mua đôi dép Thái Lan thần tiên ấy.
            Cầm đôi dép trong tay đi về nhà, trái tim tôi run lên trong nỗi vui mừng khôn tả, tôi đã mua được một món quà Tết mà tôi biết chắc là Mẹ tôi sẽ thích lắm - chỉ có vậy thôi mà lòng tôi tràn ngập hạnh phúc không diễn tả được.
            Thuở ấy làm gì có một cái bao nylon, giấy gói hoa hòe cho lộng lẫy món quà, cũng chẳng có một cái hộp giày dép cho trịnh trọng, đôi dép được gói trong một tờ báo ngoại quốc màu mè và buộc sợi dây thun ngang! Vậy mà bụng tôi mừng rơn khi tưởng tượng ra lúc tôi trao cái gói giấy ấy cho Mẹ tôi.
            Tôi còn nhớ chiều hôm tôi tặng quà cho Mẹ tôi - ngày đưa Ông Táo về Trời, tôi thủ thỉ với Mẹ rằng: Con có mua cho Mẹ cái này đẹp lắm! Thế đấy, cô con gái lớn của Mẹ tôi lúc ấy đã hơn 20 tuổi đầu rồi mà chẳng biết nói gì khi tặng quà cho Mẹ. Và tôi đã không bao giờ quên cái giây phút Mẹ tôi mở gói giấy ra... người lấy tay rờ lên đôi dép thật nhẹ, vuốt tới vuốt lui chỗ mảng lưới vàng óng ánh và nói duy nhất một câu: Con mua đôi dép này nhiều tiền lắm phải không, Mẹ mang đôi dép cũ được rồi...
            Vậy đó, trong suốt 35 năm tôi sống với Mẹ tôi cho đến khi người mất, tôi chỉ làm cho Mẹ tôi vui được vài lần. Một lần tôi thi đậu vào lớp Năm ở bậc Tiểu học, một lần khác thi đậu vào Đệ Thất, lần thi đậu Tú tài II, lần ra trường với bằng cấp xứ người (tôi là con gái lớn nhất nhà, nên chuyện thi đậu và ra trường của tôi thật là quan trọng đối với Ba Mẹ tôi vì lúc ấy tôi được "vinh danh" cho hết 7 đứa em còn lại mà bắt chước! Thật oai!), lần nấu cơm canh chua, thịt kho tiêu và lần Mẹ tôi nhận đôi dép.
            Sau khi mua đôi dép rồi, tôi biết số tiền lương của tôi chỉ còn lại phân nửa, mà những món đồ cần thiết trong nhà vẫn phải mua - Mẹ tôi còn biết bao nhiêu chuyện phải lo, nên phần việc của tôi trang trải chi phí kể như là nhẹ nhất đấy. Tôi bắt đầu đan thêm áo len gia công nhiều giờ hơn - lúc ấy tôi đang là một công nhân viên đấy chứ, nhưng đã lãnh len đan thêm.
            Rồi mọi chuyện cũng xong thôi, mỗi ngày tôi nhìn thấy đôi dép được bọc lại bằng bao nylon và nằm chễm chệ trong một góc nhà sạch nhất, lòng tôi vui lạ lùng...
            Ngày Mẹ tôi "khai trương" mang đôi dép mới là một ngày đặc biệt đối với tôi, tôi cảm thấy như là Mẹ tôi đi nhè nhẹ, tránh những hòn đá lởm chởm của con ngõ vô hẻm ... ngày ấy Mẹ tôi đi lễ chùa đầu năm. Người mặc chiếc áo dài màu lam, có thêu những cánh hoa phong lan bàng bạc. Vải áo dài do ngoại tôi tặng, em gái tôi là thợ thêu và Mẹ đã bảo em tôi thêu hoa lan vì đó là loài hoa mà Ba tôi rất thích trong vườn lan nhà ngày xưa.
            Tôi vẫn còn nhớ thật rõ một thói quen mới của Mẹ tôi dành cho đôi dép ấy là sau khi người đi rồi, thì dùng một miếng giẻ lau cẩn thận - điều mà xưa nay tôi chẳng bao giờ thấy Mẹ tôi làm thế bao giờ! Mỗi lần đi một việc gì quan trọng thì đôi dép mới được đi cùng và mãi cho đến ngày Mẹ tôi rời xa quê nhà, đôi dép ấy vẫn ngự trị ở kệ giày cao nhất và một cách trịnh trọng dẫu bên cạnh nó có thêm biết bao nhiêu đôi giày dép khác đẹp hơn nó.
            Đôi Dép Cũ của Mẹ đã từng ra Bắc, vào Nam, từng băng rừng, sông, suối, trèo núi non đi tìm chồng hàng năm vào những ngày tháng Ba tôi còn trong vòng lao lý gông cùm cộng sản. Đôi Dép Cũ ấy cũng tất tả, vất vả theo Mẹ đi về với những gánh hàng rong của chợ đời trong những tháng ngày Mẹ tần tảo nuôi con thay chồng, cũng nắng mưa dầm dãi sớm khuya, cũng lặn lội trong bùn lầy năm tháng, cũng bén gót theo Mẹ những buổi chợ chiều ế ấm hàng họ, rồi rã rượi theo chân người về túp nhà xiêu vẹo có đám con thơ ngóng chờ.
            Phải ... cái Cũ của Mẹ tựa như cái thủy chung của Mẹ đối với Ba 47 năm trời. Cái Cũ ấy đã gần gũi Mẹ trọn hết suốt cuộc đời lao lung, cực khổ cho gia đình với một người chồng và 8 đứa con thơ dại. Cái Cũ ấy đã làm nên Mẹ trong lòng chúng con. Cái Cũ ấy cũng là điểm tựa cho tất cả các con của Mẹ. Cái Cũ ấy là một bài học lớn cho 4 đứa con gái của Mẹ khi lấy chồng. Cái Cũ ấy như là tượng đá Vọng Phu ngóng chồng trên non trong tích xưa ...bởi vì đôi dép cũ của Mẹ do Ba tôi mua tặng!
            Đôi dép tôi mua vẫn còn thật mới cho đến ngày Mẹ tôi mất và tôi biết rằng trong lòng Mẹ tôi, đôi dép mà tôi mua mãi mãi được Mẹ tôi cưng nhất, cưng như đôi dép cũ mà Ba tôi mua cho người.

Như Thương

(Tháng Chạp, 2011)

Wednesday, December 28, 2011

Đợi ...



Đợi tình, ly rượu nồng say
Đợi Xuân, mai nở ngất ngây đất trời

Friday, December 23, 2011

THÁNH LỄ TRẦM

Tìm đâu thánh lễ trầm xưa
Em người lưu lạc nắng mưa cuộc đời
Đôi tay giang gãy giữa trời
Thánh Tâm lặng lẽ không lời rưng rưng
Tuổi thơ cạn hết nỗi mừng
Xa lìa bố mẹ nửa chừng. Loạn ly
Khăn tang quả phụ xuân thì
Quỳ bên đổ nát. Thôi thì ấm êm …
Chôn trong đạn xé màn đêm
Cõi lòng tan nát, đất mềm dưới chân
Đạn bom thay tiếng chuông ngân
Nửa đêm thánh lễ dự phần dương âm
Vạn nghìn thân xác lặng câm
Về nghe lời Chúa giọng trầm yêu thương
Thánh ca như khúc đoạn trường
Tan hoang phố cũ, dặm đường về đâu
Chìm trong mộ đất thẳm sâu
Bình an từ đấy nhiệm mầu Thiên Ân

MỘT NỬA MÙA XUÂN


Em như một nửa vầng trăng
Bóng nghiêng ảo ảnh nốt thăng xuân thì
Nửa khuya còn lại cung si
Đêm trôi nhân ảnh ngộ tri đất trời
Nửa như lặng lẽ mưa rơi
Nửa như vạt nắng từ lời thiên thanh
Nửa như em quá mong manh
Để dường như đã loanh quanh với đời
Nửa mùa Xuân nhẹ môi cười
Mai vàng rực rỡ mặt trời đi xa
Nửa như chạm khẽ chiều tà
Nhìn con nắng đổ tưởng là dáng trưa
Biết đâu một nửa giọt mưa
Vẫn còn đâu đấy ... như xưa chúng mình
Chỉ như một nửa cuộc tình
Mà sao say đắm như nghìn giấc mơ
Rượu tình sóng sánh câu thơ
Nhắp môi thôi đã trễ bờ ái ân
Vén tà áo lụa đón Xuân
Tỉnh cơn mộng đã hóa thân mai vàng
Trái tim dấu nét kiêu sang
Thôi em một nửa tay choàng yêu thương

MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR

Friday, December 16, 2011

TẠ LỖI MÙA XUÂN

Người về tạ lỗi mùa xuân
Để hoa vàng nhụy phân vân lỡ làng
Cơ đồ một mảnh giang san
Hồn thiêng khóc hận bàng hoàng năm xưa
Đâu em nắng lụa sớm trưa
Cổng trường khép lại em chưa lần về
Bước chân lạc lối đường quê
Nghe lòng thổn thức trăm bề xót xa
Tuổi thơ em bỗng nhạt nhòa
Ước mơ áo mới ... món quà Bụt, Tiên
Vẫn còn hoa nắng dịu hiền
Mưa Xuân bay nhẹ nghiêng nghiêng bên đời
Sao em cúi mặt lệ rơi
Mộng thời hoa bướm gọi mời bay xa
Em về làm vợ " người ta"
Biết đâu nước mắt mặn mà chan cơm
Ầu ơ, con cúi lửa rơm
Mẹ ru con mẹ tóc thơm xa gần
Bóng trăng vằng vặc cõi trần
Mai vàng phủ mộ bạc phần con tôi


Sunday, December 11, 2011

NGỰC TRẦM CHI MỘ

minh họa: s@...

Sunday, December 4, 2011

NGUYỆT RẰM NỞ HOA


Choàng tay qua chỗ em nằm
Thoảng nghe khuy áo nguyệt rằm nở hoa
Hương nồng thơm ngát đêm qua
Con trăng khóa lại thân ngà đam mê
Trái tim như thể vụng về
Yêu em ta viết lời thề giữa môi
Chắp tay tạ lễ nụ chồi
Dáng em vóc ngọc đến hồi mởn tơ
Ngực trầm dâng tặng đời thơ
Để câu sáu tám ngẩn ngơ lặng nhìn
Hoài thai với một chữ tình
Cõi mơ thăm thẳm vọng nghìn vô biên
Tóc mai ngủ giấc mộng hiền
Bên tay ta gối, bên triền yêu thương
Ngắm em giây phút lạ thường
Say sưa như thể đọc chương sách vàng
Mảnh trăng tròn lặn muộn màng
Vòng eo cong dấu thiên đàng riêng em

Tuesday, November 29, 2011

TẠ ƠN ANH ĐÃ MỘT LẦN YÊU EM

Tạ ơn biển cả mênh mông
Tạ ơn con nước ngọt dòng phù sa
Tạ ơn bóng ngả chiều tà
Tạ ơn hoa cỏ mượt mà nắng xuân
Tạ ơn phượng thắm ngập sân
Tạ ơn lá đổ gieo vần thu sang
Tạ ơn đông đến muộn màng
Tạ ơn nỗi nhớ dịu dàng vô ngôn
Tạ ơn nghiêm cấm ngọ môn
"Trăng Hoàng Cung" của hoàng hôn thuở nào (*)
Tạ ơn ngôn ngữ rạt rào
Để câu lục bát chìm vào thẳm sâu
Vẫn như là buổi ban đầu
Trái tim khao khát nhiệm mầu ái ân
Tạ ơn tình đã thật gần
Tạ ơn Anh đã một lần yêu Em
Tạ ơn Em đã một đời yêu Anh


(*) "Trăng Hoàng Cung": tựa đề một truyện tình của nhà thơ, nhà văn Phùng Quán

VỠ NGHÌN ĐAM MÊ


Kiếp nào em nhớ không ra
Dường như đã gặp... ngỡ là rất quen
Để khuya trăng bóng cài then
Gối chăn bất chợt mon men mở lòng
Ngủ đi em giấc mơ nồng
Trăm nghìn thế kỷ hóa vòng nhân duyên
Ngắm em môi mắt rất hiền
Vút lên cung điệu qua triền mộng xinh
Trái tim ấm một cuộc tình
Em như chén ngọc vỡ nghìn đam mê
Gót chân quen lối đi về
Nhả tơ hạnh phúc lời thề trăm năm
Sợi mong manh phủ kén tằm
Như vòng tay của đêm nằm kề nhau
Tìm trong nhật nguyệt lắng sâu
Cổ thư tình vẫn một màu sắt son
Dẫu trần gian đã khuyết tròn
Chúng mình tay nắm... vẫn còn như xưa

ẦU Ơ ... DÂY BÍ DÂY BẦU


Thơ Như Thương
Minh họa: A.C.La

Sunday, November 20, 2011

TÌNH BỎ BÙA TÌNH

Hỏi tình, ai bỏ bùa ai
Để hương đọng lại ngang vai lững lờ
Cánh chuồn ngớ ngẩn làm thơ
Cỏ hoa ngồi ngắm giấc mơ thiên đàng
Xôn xao bóng nắng thu vàng
Chớm đông tình chợt ngỡ ngàng mắt môi
Không, em là cả xuân trôi
Đưa chân nắng hạ bồi hồi phượng rơi
Tương tư em một nụ cười
Hồn anh đã lỡ làm rơi tim khờ
Áo em trong cõi sương mờ
Một hàng cúc áo giữa bờ đam mê
Có câu lục bát theo về
Làm nhân chứng của lời thề ngày xưa
Yêu em biết mấy cho vừa
Cho anh hôn vạt áo chưa dấu bùa
Để anh nói với gió lùa
Tim anh mở cửa bốn mùa yêu em

Sunday, November 13, 2011

MÙA ĐÔNG BỎ BÙA

Mai em còn vạt tóc xiêu
Đường ngôi rẽ lối muối tiêu tháng ngày
Má hồng trang điểm loay hoay
Tìm đâu nhan sắc bóng mây thuở nào
Sợi thơm bồ kết ngọt ngào
Đã bay theo cõi trăng sao đa tình
Sớm mai giữa ánh bình minh
Vớt lên ủ lại hương trinh nhụy vàng
Gọi tên em ngõ thiên đàng
Tôn thờ... ta đã để tràng hạt rơi
Chợt nghe trăng vỡ tiếng cười
Sao khuya rụng xuống không lời trối trăn
Một vòng nhật nguyệt ăn năn
Muộn rồi, như thể tảng băng trong hồn
Tiếc chi tóc biếc đa ngôn
Phai sương điểm trắng, môi hôn bốn mùa
Khép thôi vạt áo gió lùa
Để đêm Đông lạnh bỏ bùa ái ân

Wednesday, November 2, 2011

TÌM NHAU


Sunday, October 30, 2011

CUNG ĐÀN LỠ NỐT



Thơ Như Thương - Minh họa Phạm Hiền

NGUYỆT KHÚC



Photo "SUỐI MƠ " giải Cúp bạc VAPA, Việt Nam 2005 - HCV FIAP 2006
Nhiếp ảnh gia DƯƠNG QUỐC ĐỊNH

Thơ Như Thương : NGUYỆT KHÚC Minh họa thơ: PHẠM HIỀN

Wednesday, October 26, 2011

THU ĐÃ VÀNG CHƯA ?


Friday, October 14, 2011

CỔ TÍCH, EM

Thursday, October 13, 2011

NGỦ SAY BỜ CÁT



Sunday, October 9, 2011

BIỂN XƯA...và EM



Saturday, October 8, 2011

VÉN ÁO THU SANG


 


Saturday, October 1, 2011

EM ĐÃ LÀ TRĂNG



Bên anh, em đã là Trăng
Dẫu như sóng vỗ cách ngăn vô hình
Lễ hôn phối của chúng mình
Có trăng, có biển dạo tình khúc đêm
Anh ơi chỉ một chữ Em
Âm vang vọng lại núi mềm, cạn sông
Vỡ trùng dương của mênh mông
Phủ theo bờ cát một vòng trần gian
Vút cao ca khúc nguyệt vàng
Trái tim bối rối mở toang thiên đàng
Ôm theo cả giấc mơ hoang
Trăng- Em trôi giữa dịu dàng thiết tha
Môi em cung bậc mơ hoa
Đêm yêu thương của giao thoa nguyệt rằm
Thương sao êm ấm chỗ nằm
Bên đời còn lại xa xăm nhớ hoài
Em bên một phía bờ vai
Nghiêng đời ta ngắm tóc mai … yêu người

CỌNG BUỒN

                                          Photo: QUYTD


Cọng buồn ngăn ngắn mà thôi
Để anh ngơ ngẩn, đứng ngồi không yên
Để quên, để nhớ đảo điên
Để trăm năm sẽ ... môi viền đời anh
(NT)

Anh buồn từ thuở tóc xanh
Đến khi tóc bạc lòng anh vẫn buồn
Một mình nhìn giọt mưa tuôn
Có ai cắt bớt cọng buồn giùm anh?
s@...

GIÔNG TỐ, EM


Biển cuồng xóa mất dấu em
Dạt trôi giông tố nửa đêm mịt mùng
Tìm đâu thuyền vỡ nghìn trùng
Tìm đâu ánh mắt làm chùng lòng anh
Bé thơ xanh tóc thiên thanh
Môi ươm hoa thắm một nhành thơ ngây
Em còn lại dấu tóc bay
Âm vang xa khuất, vòng tay bạo tàn
Tự do hai chữ ngỡ ngàng
Đời em nước mắt tuôn tràn đầy vơi
Mặn như muối xát trùng khơi
Xác thân rồi sẽ hoa rơi nhụy tàn
Tuổi em vừa tuổi thiên đàng
Sa vào địa ngục, bàng hoàng biển xanh.
 

Monday, September 26, 2011

THU VỀ TRÊN BIỂN


Người viết NHƯ THƯƠNG - Minh họa HIỀN_PHẠM

Friday, September 16, 2011

ƯỚM TÌNH


Ướm chân, ướm th giày tình
Trăng tàn, khuya tn chúng mình yêu nhau
Cánh môi mm git hng đào
Trái tim bn ln pha màu tình say
Ch tình tròn c vòng tay
m theo hnh phúc tháng ngày mng mơ
Áo xiêm sao quá tình c
Đêm như khép li, gi v ngó lơ
Duyên hng như mt câu thơ
Buc đôi chân li vn vơ gieo vn
Trc bng gia cõi phù vân
Hóa em rc r n thân mt tri
Ta quỳ đón ánh trăng lơi
Na đêm rơi xung ngc vi gic hoa
Trm thơm em ca đêm qua
Si mê lòng t ngc ngà em trao
Dường như tim hi vì sao
Trái tim lc li... đi vào thiên thai

Saturday, September 10, 2011

THẲM SÂU



Gi này chưa ng sao em?
Du chăn gi m, du đêm khuya ri
, thi gian lng l thôi
Thm thì vi nguyt dòng trôi phn mình
Áo em khuy l lơi tình
Câu thơ nghiêng ng dm nghìn bên nhau
Tóc mai lơ đnh đi màu
Thoáng sương đim nh cht nhàu phn son
Chút gì như th trăng non
Giu trong áo mng tưởng còn búp xuân
Chm thân trinh n ngi ngn
L mai hương nhy ngc trân phai tàn
Thôi ta ngi ngm mun màng
Ch tình như n trăng vàng chiêm bao 
Thm sâu ca nhng ngt ngào
Trăng tuôn ướt đm, đêm trao ân tình
Trái tim khe kh trm nhìn
Vn là em thu đa tình năm xưa

NHƯ THƯƠNG