Thursday, June 23, 2016

GHE ĐỢI DÒNG SÔNG




GHE ĐỢI DÒNG SÔNG

Đâu ngờ sông đã cạn dòng
Ghe nằm ngóng đợi nước rong, nước ròng
Hồn ghe rạn nứt cõi lòng
Đâu bờ, đâu bến hỡi dòng phù sa
Tự nghìn năm đã thiết tha
Câu hò đắm đuối sao ta đôi bờ
Câu thương, câu đợi, câu chờ
Cầu xưa nối nhịp mà giờ biệt tăm
Cạn trơ đáy chỗ trăng nằm
Còn đâu bóng nguyệt ngày rằm tháng Giêng
Nước xuôi lặng một chữ thiền
Dẫu trong dẫu đục vẹn nguyên với đời
Chỉ thương sông vắng tiếng ơi...
Đò ghe đợi khách đầy vơi thương hồ
Mai người nước mắt cạn khô
Như đời sông cạn theo vô thường rồi
Ghe buồn nhớ thuở dạt trôi
Nhắn người tứ xứ mặn môi khóc thầm

Như Thương


Thursday, June 16, 2016

"VIẾT VỀ BẠN HỮU" & Như Thương

.

Tuyn tp đặc bit ca trang T.Vn & Bn Hu:

 "VIT V BN HU" & Như Thương

http://t-van.net/ 

https://xa.yimg.com/kq/groups/89868255/62147694/name/viet%20ve%20ban%20huu%20-tuyen%20tap-12-Final%2Epdf


Như Thương
Người thơ sầu mộng muôn đời




Như Thương, nhà thơ nữ quen thuộc của TV&BH lại vừa cho ra mắt một tập thơ. Tập “Bụi Đỏ Si Mê” gồm hơn 100 bài thơ, in trên giấy màu lụa, đẹp, sang, là tập thứ sáu kể từ năm 2004. Có lẽ Như Thương là một trong vài cây bút hiếm hoi có sức sáng tác thơ không biết mệt mỏi, bất chấp ngòai kia người đọc ngày càng ít, mà người đọc thơ lại càng vắng vẻ đìu hiu hơn bao giờ hết. Hình như với nàng, khi làm thơ là khi nàng hóa thân thành thơ. Bài thơ hòan tất, cũng là khi sự hóa thân đã khép lại trong khỏanh khắc đó, để rồi ở lần hóa thân mới, lúc tứ thơ hiện đến, nàng lại trở mình là một với thơ. Phần thưởng lớn nhất của thi sĩ nàng đã nhận được trong lúc hóa thân thành thơ, thì sá gì sự ghẻ lạnh của người đời, sự thờ ơ của dòng sống vội vã, vốn chỉ có thể dừng lại ở cuối đời, khi sức tàn hơi mỏi, ngỏanh nhìn lại ngày hôm qua, mới thấy mình cay mắt vì chút bụi đỏ một thời si mê đã theo gió bay đi (với người). Có lẽ, chỉ khi ấy, đời sống mới nhận ra sự cần thiết của Thơ, phần tinh túy nhất của con người, mà trân trọng nàng chăng, chứ còn bây giờ thì . . . ? 

Từ gần hai năm nay, khi Như Thương đến với TV&BH, cứ mỗi tuần, trang thơ của Như Thương lại thêm một bài thơ mới. Đều đặn. Cần cù. Bền bỉ. Mỗi bài thơ mới là một trọn vẹn từ hình thức đến nội dung. Cái trang trọng của mỗi bài thơ nàng gởi khiến người biên tập – là tôi – chỉ cần làm công việc đơn giản là đưa bài thơ vào thế giới mênh mông gởi hương cho gió qua vài động tác quen thuộc cắt, dán rồi lên giàn. Bằng những phương tiện kỹ thuật của người điều hành trang Web TV&BH, tôi biết rằng hàng đêm bướm từ khắp bốn phương đã nghe hương đậu lại vườn hoa thơ Như Thương để hút . . . nhụy, thứ nhụy của hoa thơ càng hút càng tỏa thêm hương đậm đà.

Trong số hơn 100 bài thơ của tập “Bụi Đỏ Si Mê “, hầu như tất cả đều là lục bát. Trong số tất cả những bài thơ của Như Thương giới thiệu trên Góc Thơ của TV&BH, tất cả đều là lục bát. Trong một bài giới thiệu thơ của Ngô Tịnh Yên nhiều năm trước, tôi đã viết “Lục Bát như cô gái vừa đẹp, vừa duyên dáng mặn mà nhưng cũng khá là đỏng đảnh. Lần đầu tiên đến với thơ, người ta tưởng chừng như dễ dàng chinh phục được nàng Lục Bát. Nhưng không phải vậy. Càng lưu luyến với thơ, càng thấy rằng khó mà đến gần được cái hồn của Lục Bát . Cái mà Thi sĩ Luân Hoán gọi là "uyên nguyên căn bản". Từ xưa tới nay có bao nhiêu người làm thơ, nhưng chạm tay được vào Lục Bát – theo tôi – không hẳn là có nhiều. Với tôi, Ngô Tịnh Yên chỉ cần kiễng chân lên một chút nữa là có thể với tới được cái hồn Lục Bát mà nhiều người làm thơ thèm khát . . .”. Có lẽ tôi cũng sẽ nói như vậy về Lục Bát của Như Thương. Nhưng bảo rằng “kiễng chân” là “với tới được” thì e rằng động tác “kiễng chân” hơi gượng ép. Mà hồn thơ (Lục Bát) vốn “đỏng đảnh” thì càng cố “kiễng chân”, hồn thơ càng rướn mình bay cao hơn nữa . Thôi thì cũng chỉ là một cách “nói” để tỏ lòng trân trọng tâm hồn mong manh dễ vỡ của người thơ, hồn thơ, kẻ mang thông điệp của tình yêu bằng hình thức tinh túy nhất của nhân lọai là ngôn ngữ thơ.■