ĐIÊN
ĐIỂN VÀNG HOA
Điên điển mà đem muối
chua
Ăn kèm cá nướng, đến
vua cũng thèm
(Lời dân gian)
Ta-Em
lưu lạc xứ người
Nhớ
bông điên điển một trời biệt tăm
Tháng
năm đếm nhẩm trăng rằm
Biết
bao giờ sẽ... Vọng âm trở về
Đâu
mùa điên điển hồn quê
Đâu
mùa nước nổi bốn bề mênh mông
Cửu
Long sông mẹ nao lòng
Nghẹn
dòng nước nổi, ngó mong dạ sầu
Hò
ơ... nghe tiếng đàn bầu
Đàn
cò trắng muốt tìm đâu cánh đồng
Thương
con nước lớn, nước ròng
Như
thương em... bậu má hồng chốn quê
Bao
năm giữ vẹn lời thề
Nước
Son nay đã quên về phương Nam (*)
Hai
phương cách biệt rừng tràm
Bơ
vơ đước, mắm, cửa vàm, sông sâu
Nghìn
năm xưa dắt díu nhau
Mồ
hôi vỡ đất, ngọt ngào chén cơm
Trời
mây phủ khói đồng thơm
Ầu
ơ... xa thẳm cội rơm quê nhà
Bậu
ơi, điên điển vàng hoa
Soi
mình con nước phù sa đâu rồi...
Như
Thương
(Tháng
9, 2016)
* Nước Son:
Ở vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 9, 10 Âm lịch, nước sông Cửu
Long từ thượng nguồn đổ về có màu đỏ hồng bởi màu phù sa. Từ đó, dân gian gọi
là Nước Son. Nước
Son đổ về các dòng sông như báo hiệu mùa nước nổi sắp tới.