Trường
Sư phạm cấp Giáo học Bổ túc Ban mê thuột được chính thức thành lập từ năm 1970
(tách ra từ lớp Sư phạm Bổ túc đặt tại trường Sư phạm Cao Nguyên), căn cứ Nghị
định số 434-6D/PC/NĐ ngày 09/3/1970, là một trong 15 trường trên cả nước đào tạo
GHBT vào thời điểm đó. Cũng xin nói thêm BMT cũng là 1 trong 5 địa phương đầu
tiên có trường SP: Sài Gòn 1955, Long An 1956, BMT 1957, Vĩnh Long 1961, Quy
Nhơn 1963, chứng tỏ chính phủ rất quan tâm đến việc giáo dục, khai hóa cho người
dân trên vùng đất còn hoang sơ này.
Hiến
pháp VNCH 1967 ghi rõ: “Văn hóa Giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên
căn bản “Dân tộc, Khoa học và Nhân bản”.
Căn
cứ trên tinh thần đó Bộ Giáo dục khẳng định: “Nền giáo dục là một cái cây mà Tiểu
học là cái rễ. Sư phạm Tiểu học có thể được coi là chìa khóa của sự phát triển
giáo dục Tiểu học”.
Chính
vì vậy mặc dù hàng ngũ giáo viên lúc bấy giờ còn thiếu cả về số lượng và trình
độ chuyên môn, việc tuyển sinh và đào tạo vẫn vô cùng khắt khe. Lúc đầu, điều
kiện thi vào GHBT là phải có bằng Trung học Đệ nhất cấp. Thời gian học 3 năm gồm
có 2 phần: văn hoá tổng quát dạy chương trình 3 năm Tú tài và các môn chuyên biệt
về Sư phạm.
Từ
năm 1962 nâng điều kiện lên Tú tài 1 và 1973 lên Tú tài 2, khóa học chỉ còn hai
năm, tốt nghiệp với ngạch Giáo Học Bổ Túc. Kể từ 1965 tất cả các trường Tiểu học
được đổi thành Tiểu học Cộng đồng mở đầu cho cải tổ toàn bộ nền giáo dục nên
trong chương trình học có thêm môn Giáo dục cộng đồng.
Trong
chương trình đào tạo mới này giáo sinh được nâng cao trình độ chuyên môn với
các môn Quốc văn, Sinh ngữ, Toán, Vẽ, Thủ công, Nhạc, Dụng cụ giáo khoa và
thính thị, Thể dục, Hoạt động thanh niên, Nữ công gia chánh, Y tế học đường để
có đầy đủ kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy. Ngoài ra còn có những môn
chuyên biệt của ngành Sư Phạm như Sư phạm lý thuyết, Sư phạm thực hành, Tâm lý
giáo dục, Luân lý chức nghiệp, Giáo dục cộng đồng, Các vấn đề giáo dục, Triết
lý giáo dục, Quản trị học đường, Kinh tế chính trị nhằm đào tạo ra những người
thầy tận tâm, gương mẫu, luôn sâu sát với thực tế tại địa phương xứng đáng với
sự tin yêu, kính trọng của toàn xã hội.
Để
hiểu rõ hơn về vị trí của cấp Giáo học bổ túc trong hàng ngũ Giáo chức thời
VNCH, xin xem bảng quy định mức lương dưới đây:
-Giáo
viên Tiểu học - chỉ số lương ban đầu 250.
-Giáo
học bổ túc - chỉ số lương ban đầu 320 (sau tăng lên 380)
-Giáo
sư Trung học Đệ nhất cấp - Chỉ số lương khởi điểm là 400.
-Giáo
sư Trung học Đệ nhị cấp – chỉ số lương ban đầu từ 430 (sau tăng lên 470)
-Giáo
sư Đại học – chỉ số lương từ 640 đến 690
Khi
mới thành lập, Trường tọa lạc trên đại lộ Tự Do BMT. Cơ sở vật chất còn khá
khiêm tốn, tất cả đều là nhà gạch lợp tôn, một văn phòng, một dãy nhà dọc 4
phòng học, một dãy nhà ngang làm hội trường và nhà kho, một sân bóng chuyền.
Trường
mới tuyển sinh được 5 khóa và chỉ có 3 khóa đã tốt nghiệp còn 2 khóa đang học dở
dang.Từ khóa đầu tiên, điều kiện thi tuyển vào Trường là phải có văn bằng Tú
tài 1, từ khóa 4 nâng lên Tú tài 2 nhằm nâng cấp trình độ đào tạo lên ngang
hàng các trường Đại học Sư phạm Tiểu học.
Danh
sách Thầy Cô và các môn học:
1.
Thầy Lê Xuân Đích: Hiệu trưởng
2.
Thầy Vương Quang Thọ: Hiệu trưởng, Giáo dục cộng đồng, Triết Tây
3.
Thầy Lê Xuân Lập: Tổng giám thị
4.
Thầy Hồ Văn Cứ: Tổng giám thị, Toán ứng dụng
5.
Thầy Nguyễn Đình An: Anh văn
6.
Thầy Thái Bình An: Luân lý chức nghiệp
7.
Thầy Nguyễn Đình An: Quốc văn
8.
Thầy Nguyễn Văn Ba: Hội họa
9.
LM. Đặng Sĩ Bình: Tâm lý giáo dục, Triết Đông
10.
Thầy Nguyễn Giõng: Quốc văn, Các vấn đề giáo dục
11.
Đại Đức Thích Nguyên Hạnh: Quốc văn
12.
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa: Âm nhạc
13.
Cô Trần Quế Hương: Sư phạm lý thuyết, Sư Phạm thực hành, Nữ công gia chánh
14.
Thầy Nguyễn Khánh: Giáo dục cộng đồng
15.
Thầy Lê Viết Lâm: Kinh tế chính trị
16.
Thầy Nguyễn Huy Quang: Hội họa
17.
Thầy Phú Thành Sang: Pháp văn
18.
Thầy Trương Như Thanh: Hoạt động thanh niên, Thể dục
19.
Thầy Chu Duy Thiều: Các vấn đề giáo dục
20.
Thầy Cung Kim Trạch: Luân lý chức nghiệp
21.
Thầy Trương Công Trứ: Dụng cụ giáo khoa và Thính thị
22. Thầy Trương Vinh Toán
Sau
thời gian học, giáo sinh phải trải qua kỳ thi đánh giá năng lực, được xếp hạng
theo điểm số và nhận Chứng Chỉ Khả Năng Sư Phạm. Tại Trường, các anh chị được tự
do lựa chọn địa phương nơi mình sẽ phục vụ và trực tiếp nhận Sự vụ lệnh. Có 4 tỉnh
để chọn: Darlac, Pleiku, Kontum, Quảng Đức. Tại các tỉnh, sẽ được chọn trường.
Mọi sự lựa chọn đều công khai, minh bạch theo thứ tự ưu tiên qua vị thứ tốt
nghiệp.
Xin cảm ơn các anh chị đã giữ được những tài liệu, kỷ vật liên quan và cho phép đăng lại ở đây. Vừa là kỷ niệm, vừa là chứng tích của thời kỳ chúng ta được sống trong một môi trường xã hội trong sạch, nhân tài được trọng dụng. Niềm mong ước của bao thế hệ đi sau.
Tài
liệu tham khảo:
Giới
thiệu tư liệu hình thành Trường Sư Phạm Saigon. GS Nguyễn Văn Linh.
https://supham-saigon.weebly.com/
Các
trường Trung học và Cao đẳng ở tỉnh Bình Định trong thời VNCH. GS Đào Đức
Chương.
https://cuongde.org/.../5287-cac-truong-trung-hoc-va-cao...
Chính
sách đào tạo Giáo chức Tiểu học ở Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Nguyễn
Kim Dung.
https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/43819
Ký
ức vụn về chuyện học ở Miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa (Kỳ 3) Nhà Nghiên cứu Lịch
sử Lê Nguyễn.
Nguyễn Danh Trung, Khóa 4
Source:
Nhạc: Anh Nguyễn Trung Hiếu KT - Khóa 1
Trần Kim Loan (K5) chú thích từ trái qua phải:
Hàng
đứng:
Đặng Ngọc Pháp (lớp B), Bùi Văn Minh (B), Huỳnh văn Huệ (A), Nguyễn thị Nhung
(B), Trần thị Quý (A), Thầy Nguyễn Khánh, Lê thị Mai Loan (B),Thầy Nguyễn
Giõng, Nguyễn Thị Hoá (B), Quách Thi Bằng (A), Vũ Hoàng Lan (A), vợ bạn Dương,
Vũ Thị Tuyển (A),Trần Thục Quyên (A),Phạm Thanh Hoàn (A).
Giữa:
Nguyễn Ngọc Phương (A), Vũ Văn Sơn (B)
Hàng
ngồi:
Nguyễn
Văn Hà (A), Lê Thị San (A), Nguyễn Thị Lương (B), Trần Kim Loan (A), Phùng Tất
Đạt (A), Võ Văn Phương (A), Vợ Phương, Huỳnh Văn Dương (B), Trần Đình Hy (B), Từ
Đức Minh (B), Hoàng Trọng Phúc (A), Trần Thế Nghĩa (A)
.