Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) tại Hoa Kỳ được
tổ chức hằng năm vào ngày thứ Năm, tuần thứ 4, tháng 11. Năm nay là ngày
26/11/2020 trùng vào trong mùa đại dịch Virus Vũ Hán nên các gia đình không tụ
họp đông đủ để chung vui lễ Thanksgiving được. Một ngày Thanksgiving buồn!
Lễ Thanksgiving là ngày lễ lớn tại Mỹ
chúng ta tìm hiểu lịch sử ngày Lễ Tạ Ơn như thế nào?
– Cám ơn những lòng tốt cứu sống người di
cư đầu tiên trên đất Mỹ
– Cám ơn những tiền nhân nước Mỹ khai sáng
nền tự do dân chủ pháp trị trên đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
– Cám ơn đất nước này cưu mang bao nhiêu dân tộc đến đây sống để có tự do mưu cầu hạnh phúc.
1)
Lễ Tạ Ơn thời xa xưa
Martine Frobisher nhà thám hiểm Tân thế Giới
vào năm 1578
Trong nhiều thế kỷ, lễ tạ ơn bên Âu châu bởi
những nguyên do khác nhau như ăn mừng thắng
trận, mừng mùa gặt hái thành công lớn…Có 8 quốc gia trên thế giới chính thức tổ
chức lễ Tạ ơn: Argentina, Brazil, Canada, Nhật, Đại Hàn, Liberia, Thụy Sĩ và
Hoa Kỳ. Truyền thống lấy một ngày để tạ ơn trên đã có từ thời xa xưa mà các bậc
tổ tiên muốn chứng tỏ lòng biết ơn của họ
để làm các vị thần bớt nóng giận. Từ đó nghi lễ cứ tiếp tục…
Tại Hy lạp thời cổ đại, hàng năm có tổ chức
lễ hội để cúng dường Demeter, nữ thần
chăm nom mùa bắp, làm tiệc tùng và nhiều hội để cùng vui với nhau. Mỗi năm, người
La Mã tổ chức một kỳ lễ hội cho mùa gặt lớn, tên là Cerelia để thờ lạy Ceres với
những trò chơi, diễn hành và lễ lạc. Lễ gặt hái Sukkoth vào mùa Thu của người Do Thái vẫn còn tồn tại từ ba ngàn năm nay.
Một trong những biểu tượng của sự tạ ơn,
là cái sừng dê biểu hiệu sự phồn thịnh. Cái sừng tượng trưng mùa màng tốt, là do chuyện thần thoại Hy Lạp:
Zeus tặng cho Amalthea cái tù và bằng sừng dê như một cử chi biết ơn bà đã nuôi
ông bằng sữa dê lúc ông còn nhỏ, rằng sừng này sẽ mang lại sự phồn thịnh cho những ai bà muốn ban phước. Trong nhiều thế kỷ, lễ tạ ơn
bên Âu châu có những lý do khác nhau như
thắng trận, mùa gặt hái thành công lớn, vua vừa được lành bịnh…
Lễ Thanksgiving được tổ chức lần đầu tại miền Bắc nước Mỹ vào năm 1578, khi nhà thám hiểm Martin Frobisher đến Tân Thế giới. Ông đã tổ chức lễ này để tạ ơn Trời đã bảo vệ ông và các thủy thủ trong cuộc hành trình gian nan và nguy hiểm trên biển cả.
2)
Nguyên nhân cuộc du hành sang châu Mỹ – Con tàu Mayflower
Cho đến nửa thế kỷ sau, ngày 26/11/1620, khi một nhóm người di dân Pilgrims từ Âu châu sang Hoa Kỳ bằng tàu Mayflower. Họ gồm 102 dân người Anh trong số đó có một người đàn bà có thai, một số thủy thủ đoàn khoảng 25-30 người và 35 người rất sùng đạo Tin Lành đã bị vua Jacques đệ nhất đuổi ra khỏi xứ. Họ đặt tên là nhóm các Cha Pilgrim (Pilgrim fathers). Đầu tiên, họ thử đến Leyde, Hòa Lan nhưng nhà nước Âu châu làm họ thất vọng. Tại Anh, lúc đó có những cuộc nổi loạn của tôn giáo lộ ra sự xuống dốc của nền quân chủ và chế độ độc tài Cromwell. Anh quốc bị nạn chiến tranh 30 năm. Tại Pháp, cũng không hơn gì, với sự nhiếp chính của Marie de Médicis sau khi vua Henri IV bị ám sát. Do đó, nhóm người này quyết định đi tìm một “Jvùng đất hứa” ở Mỹ. Lúc đó nữ hoàng Elizabeth đệ nhất khuyến khích cho dân đến vùng Virginia (tên của nữ hoàng), do người Anh đang đô hộ.
3)
Hình ảnh của tàu Mayflower
Tàu Myflower (hình minh họa)
Sau khi rời Plymouth, những ngày đầu tiên, gió tốt yên lành. Nhưng sau đó mây đen ùn ùn kéo tới từ phía Bắc. Cơn giông bão bắt đầu. Một trong những hành khách tên William Bradford bị ngọn sóng khổng lồ quét ra khỏi khoang tàu nhưng được cứu sống, sau này ông thành thống đốc Playmount Colony. Ông là người thứ 13 ký tờ Mayflower Compact Act và cũng có mặt trong buổi Lễ Tạ Ơn lần đầu. Ông sinh được 10 con và có 82 cháu nội ngoại. Tưởng như nếu con tàu đệnh mệnh kia bị chìm dưới đại dương thì sẽ không có các ông tổng thống Bush, Roosevelt và Humphrey Bogart bởi vì các vị này là cháu chắt của John Howland và Elizabeth Tilley là những người trong chuyến hải hành của con tàu Mayflower.
4)
Nơi đến không định trước
Các Pilgrims của tàu Myflower lên bờ đầu
tiên ở Cap Cod (hình minh họa)
Các Pilgrims lên tàu vào tháng 9 năm 1620, trên chiếc Mayflower, một thuyền buồm trọng tải 180 tấn. Cuộc hành trình đầy sôi động, lạnh và nguy hiểm… Nước đá lạnh tràn vào tàu khiến mọi người sợ hãi, có chỗ sàn tàu bằng gỗ xảy ra hỏa hoạn nên không dám nấu và phải ăn thức ăn lạnh. Nhiều hành khách bị bịnh. Trong khi còn lênh đênh trên biển, bà Elizabeth Hopkins sinh một bé trai mà bà đặt tên là Oceanus. Sau khi tàu cập bến tại hải cảng Provincetown, thì bà Susanna White cũng cho ra đời một bé trai, đặt tên là Peregrine (nghĩa là “người đã làm một chuyến du hành”). Có hai người chết gồm một thủy thủ và một hành khách. Sau 65 ngày lênh đênh trên biển lạnh với hành trình dài 2750 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) vào ngày 21 tháng 11 năm 1620 (theo lịch Julien là ngày 11/11, lúc đó Anh Quốc đang dùng) tàu đến bờ biển Cape Cod. Cap Cod là một bờ biển chưa ai đặt chân đến (sau này là thuộc tiểu bang Massachusetts). Tuy biết là đã đi sai đường, nhưng họ phải xuống tàu, và ngay ngày hôm đó đã ký một hiệp ước sống hòa hợp với thổ dân bản xứ người Da Đỏ. Hiệp ước có tên Maryflower Compact Act, trong đó ghi những điều phải thực hiện khi định cư. Họ lập một nền dân chủ tại địa phương hữu hiệu để sau này sẽ mở ra một đại hội, lấy tên là General Court, bầu những thống đốc, những viên chức hành chánh, lập ra luật lệ, điều hành thuế má và thành lập tòa án. Từ năm 1639, thuộc địa càng ngày càng rộng lớn, không thể mời tất cả các trại chủ hội họp, nên họ phải bầu người đại diện đi họp thay họ.
5)
Khó khăn, chết chóc lúc đầu
Giao thiệp với thổ dân Da Đỏ (Indian) tại
Narrangansett (hình minh họa)
Họ tới Plymouth Rock ngày 11 tháng 12 năm 1620. Vừa xuống tàu là họ ký bản hiệp ước hòa bình với người dân Da Đỏ khu vực láng giềng (Narrangansett và Wampanoag). Có nhiều cuộc xung đột với người da Đỏ nho nhỏ, nhưng không quan trọng lắm. Họ phải đi tìm chỗ ở khá hơn bởi vì lúc đó là mùa đông đầu tiên, một mùa đông quá lạnh và đầy giông bão. Sau 6 tháng lên đất liền, thời tiết khắc nghiệt và thiếu thốn, cùng với bệnh dịch đã làm cho 46 người trong số 102 người chết trước mùa Xuân, trong đó có 14 người vợ (trong số 18 người), 13 người chồng (trong số 24 người). Những người sống sót nhờ ăn thịt gà tây hoang và bắp do thổ dân da Đỏ cung cấp. May mắn thay mùa gặt năm 1621 thành công giúp những người di dân sống sót nên họ quyết định làm Lễ Tạ Ơn Trời. William Bradford đã tổ chức lễ Thanksgiving đầu tiên, tháng 11 năm 1621. Họ mời 91 người Mỹ bản xứ (thổ dân Da Đỏ) đã giúp họ sống còn trong năm đầu tiên họ đến định cư trên đất Mỹ đã cung cấp lương thực, dạy họ trồng bắp và săn thú rừng. Vài tuần sau, người Da Đỏ bắt đầu lo lắng vì biết là người da trắng sẽ ở lại đó, nên họ cho một nhóm 50 binh sĩ mang một mũi tên gắn với nhau bằng da rắn để tỏ lòng hiếu khách. Bradford đáp lại thịnh tình đó bằng cách gởi đến người Da đỏ một da rắn dồn thuốc súng và đạn. Và hoà bình thành lập giữa hai cộng đồng người Anh mới đến định cư và người Mỹ bản xứ Da Đỏ.
6)
Định ngày Lễ Tạ Ơn
a) Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ
Tượng
đài William Bardford
Truyền thống kể rằng nhà cầm quyền
Massachussets William Bradford đã định
ngày lễ Thanksgiving lần đầu tiên vào năm 1621, khi làm bữa tiệc chung vui giữa
những di dân Mỹ và những người thổ dân Da Đỏ khi họ giúp những thực dân sống
sót vào những ngày muà Ðông đầu tiên.
Sau đó, Lễ Tạ Ơn đã được cử hành trên khắp nước Mỹ, nhưng mỗi nơi mỗi khác, tùy phong tục của những người di dân nên ngày lễ không đồng nhất. Nhưng khi các di dân Mỹ bắt đầu đứng lên chống lại đế quốc Anh để giành độc lập và khi George Washington thoát khỏi cuộc bao vây ở Valley Forge, ông đã tuyên bố ngày lễ quốc gia Thanksgiving đầu tiên vào ngày 26 tháng 11 năm 1789. Đến năm 1830 dân Hoa Kỳ bắt đầu chia rẽ, các tiểu bang miền Bắc thành lập ngày Lễ Tạ Ơn. Sau đó bà Sarah Josepha Hale lặn lội đi cổ động trên khắp nước Mỹ để có được một ngày Lễ Tạ Ơn đồng nhất cho tất cả các tiểu bang. Trong cuộc nội chiến Nam-Bắc của nước Mỹ, các tiểu bang miền Nam đòi ly khai, tổng thống Abraham Lincoln lấy ngày lễ Thanksgiving để nhắc đến công ơn của các di dân Pilgrims đầu tiên đã dựng nên nước Mỹ. Ông làm tăng thêm ý nghĩa của Lễ Tạ Ơn năm 1863 và định ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) hàng năm vào thứ Năm của tuần lễ cuối cùng tháng 11. Trong nhiệm kỳ của tổng thống Franklin Roosevelt, vào những năm 1940, là thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, Quốc Hội Mỹ đang trong thời kỳ chiến tranh đã biểu quyết ngày Lễ Tạ Ơn là ngày quốc lễ của toàn thể liên bang để tưởng nhớ tới những công lao những người đã hy sinh quyết tâm chiến đấu, và ông Franklin Roosevelt ký ban hành quy định lấy ngày thứ Năm của tuần lễ thứ 4 của tháng 11 như Tổng Thống Lincoln nhưng lần này được thông qua Quốc Hội Hoa Kỳ.
b)
Lễ tạ ơn tại Canada: Thứ Hai của tuần lễ thứ 2 của tháng 10
Lễ thanksgiving của Canada đầu tiên khoảng 43 năm trước khi những người Pilgrim tới Plymouth Rock năm 1620. Khoảng 1576, một nhà hàng hải người Anh Martin Frobisher cập bến tại Baffin Island và tính định cư tại đó. Ông làm lễ tạ ơn tại một nơi mà ngày nay có tên là Newfoundland vì đã sống sót sau chuyến hành trình dài trên đại dương. Sau đó những người định cư khác đến và những buổi lễ cho những người tới nơi bình yên tại đây cũng được tổ chức tại Âu Châu trong mùa gặt hái. Về chuyện mùa gặt làm lễ tạ ơn thì bên Âu châu đã có từ hai ngàn năm trước.
7)
Các món ăn trong ngày Lễ Thanksgiving
Ngày xưa, lễ Tạ ơn kéo dài ba ngày. Tuy
nhiên họ không thực sự chỉ ăn gà tây (turkey, dindon) bởi vì chữ “turkey” lúc bấy
giờ dùng để chỉ gà tây, gà, chim cút, chim trĩ … Chắc chắn là họ không làm bánh
nướng nhân bí ngô bởi vì họ không có bột và đường; và phần đông không ăn khoai tây vì họ cho khoai tây độc (khoai tây
khi nẩy mầm rất độc , đó là khả năng tự vệ của khoai tây chống lại các côn
trùng, không nên ăn phần khoai ở chỗ mầm đang nhú lên). Ngày nay, trong dịp lễ
này gia đình đoàn tụ. Khách có thể mang theo món ăn cho Lễ Tạ Ơn nhưng không có
quà cáp. Gà tây: Những người trong tàu Mayflower đã ăn gà tây hoang để sống
trong mùa đông đầu tiên nên thịt gà tây luôn luôn được gắn liền với lễ này. Bí
đỏ: Là loại rau đã cứu sống những người
hành hương trong mùa lạnh kinh khủng đầu tiên ấy, đã trở thành món ăn quan trọng
gần như truyền thống trong mùa bữa tiệc Thanksgiving.
Bữa tiệc Thanksgiving đầu tiên có người thổ dân Da Đỏ (Indian) tham dự
Mùa Thanksgiving năm 2020
SOURCE: