Đem thơ lên núi đợi trăng
Mới hay trăng đã buồn giăng cõi lòng
Đi về lại tiếc dòng sông
Tiếc xưa nguyệt bạch áo hồng với em
Tiếc ta say với thân mềm
Hương bay đọng lại hóa đêm thơm lừng
Tiếc em bóng nguyệt nửa chừng
Uống trăng, uống cả ngập ngừng môi nhau
Làm sao quên được ngàn sau
Yêu em từ thuở môi cau với trầu
Trăng ơi đừng có bạc đầu
Dẫu trăm năm đã thề câu êm đềm
Thôi ta xuống núi đợi em
Đợi thung lũng cũ đợi xem lá vàng
Đợi em trăng núi võ vàng
Đợi em áo mới… em hoàng hạc bay
Ta ru em giữa trời mây
Giữa trăng, giữa núi, vòng tay ân tình
Cảm nghĩ của bạn học Letti
Mình thích cái này… hay quá. ”Em Hoàng Hạc Bay…”
“ Đi về lại tiếc dòng sông
Kết thúc hạnh ngộ là hạnh phúc không đoạn kết trong nhớ thương khôn cùng nhớ thương ! Dành cho lời ru an ủi vỗ về, tìm về môi nhau… cho “trăng”, cho “núi”,cho “vòng tay ân”…!
(Cảm nghĩ của bạn học Đỗ Thế Hùng)
Lâu lắm không bình thơ, mà thực ra có bình được đâu vì Đỗ Thế Hùng không phải nhà phê bình, lại không có nhiều kiến thức về cầm kỳ thi hoạ, nói ra chỉ sợ bị "hớ" mọi người cười chê. Nhưng Kim Hương lại khiến mình ngứa cổ họng, muốn gào lên cho thoả nỗi buồn, lòng đau, niềm thương nhớ của một thuở sân si, tham lam và rụt rè ...muốn cột chặt tình để rồi thoáng chốc lời nói xưa đã trở thành dư âm, hình bóng xưa đã trở thành kỷ niệm, để rồi
Lâu lắm không bình thơ, mà thực ra có bình được đâu vì Đỗ Thế Hùng không phải nhà phê bình, lại không có nhiều kiến thức về cầm kỳ thi hoạ, nói ra chỉ sợ bị "hớ" mọi người cười chê. Nhưng Kim Hương lại khiến mình ngứa cổ họng, muốn gào lên cho thoả nỗi buồn, lòng đau, niềm thương nhớ của một thuở sân si, tham lam và rụt rè ...muốn cột chặt tình để rồi thoáng chốc lời nói xưa đã trở thành dư âm, hình bóng xưa đã trở thành kỷ niệm, để rồi
"Đem thơ lên núi đợi trăng
Mới hay trăng đã buồn
giăng cõi lòng"
Để còn thêm nuối tiếc...
"Đi về lại tiếc
giòng sông
Tiếc xưa nguyệt bạch áo
hồng với em"
Cả
bài thơ lục bát ẻo lả với niềm thương nỗi nhớ, quay quắt với sự se sắt rung động,
tưng bừng với tình cảm mặn nồng và bàng bạc chút xót xa, ân hận vì để tình trót
vụt bay. Và từ trong sâu thẳm của tứ thơ diễn đạt sự cam chịu thống khổ với
dòng thơ ở cung thương dù rất nhẹ...
"Thôi ta xuống núi đợi em
Đợi thung lũng cũ đợi
xem lá vàng
Đợi em trăng núi võ
vàng"
Nhưng
tiếc thay có chờ được đâu, có kịp chờ đâu bởi thời gian là dòng xoáy, nhấn chìm
mọi ước mơ, mọi hoài bão, mọi đam mê, mọi người, để rồi còn chăng chỉ là cô đơn
miên viễn và bởi người đã là bóng hoàng hạc bay hắt bóng trăng đời...
Cám ơn Như Thương đã làm mình chạm lại được nốt
nhạc lòng xưa cũ, cám ơn Như Thương đã tặng mình một đêm mất ngủ do trăn trở nỗi
niềm...
Đúng
thế Như Thương à: Làm Sao Quên Được Ngàn
Sau
**********
Cảm nghĩ của bạn học Letti
"Nhâm nhi cùng bài thơ của Như Thương"
Em Hoàng Hạc Bay...
Đem
thơ lên núi đợi trăng
Mới
hay trăng đã buồn giăng cõi lòng
Đi
về lại tiếc dòng sông
Tiếc
xưa nguyệt bạch áo hồng với em
Tiếc
ta say với thân mềm
Hương
bay đọng lại hóa đêm thơm lừng
Tiếc
em bóng nguyệt nửa chừng
Uống
trăng, uống cả ngập ngừng môi nhau
Làm
sao quên được ngàn sau
Yêu
em từ thuở môi cau với trầu
Trăng
ơi đừng có bạc đầu
Dẫu
trăm năm đã thề câu êm đềm
Thôi
ta xuống núi đợi em
Đợi
thung lũng cũ đợi xem lá vàng
Đợi
em trăng núi võ vàng
Đợi
em áo mới… em hoàng hạc bay
Ta
ru em giữa trời mây
Giữa
trăng, giữa núi, vòng tay ân tình
Như
Thương
Mình thích cái này… hay quá. ”Em Hoàng Hạc Bay…”
Gã liêu trai buồn đời
hứng tình đem đàn lên núi hát, cũng là lẽ thường của tao nhân mặc khách đa
vương sầu cảm, nhìn trăng mà lòng rộn khúc buồn thương, rũ nhớ từ cái chút ngỡ
ngàng đa đoan của bầu rượu, túi thơ lẩn thẩn … ngẩn ngơ, sự lai sinh truyền
kiếp của gã cuồng si đã lỡ trải hồn cùng trăng xưa, nguyệt cũ rốt cũng… để lủi
thủi đem về mớ tương tư mây trời cho men say… cho ân tình sóng dậy cho thỏa hồn
phiêu bạt. Trong tứ thơ mình bắt gặp cái vòng luẩn quẩn muôn
đời…thẩn...thơ…tưởng…gặp…say…nhớ…tiếc…đợi…chờ… ngẩn...ngơ“
thẩn thơ… thơ túi rót đầy
tưởng… rằng đã gặp chút nầy có hay…
gặp… chi thêm khúc đọa đày
say… men mấy chén nhắn trăng ngót lời
nhớ… em Hoàng Hạc hây mây
tiếc… thôi cũng đượm bóng tà huy xưa
đợi... nhau vào chốn ủ nhầu
chờ…thêm tình vẫn úa màu thời gian
“ngẩn ngơ” tình vẫn, ngẩn ngơ tình sầu
Một khúc hát thân quen
dường như hôm nào của Trịnh Công Sơn cứ ngân nga lót đường cho bước chân phiêu
linh của lãng nhân vào chốn“dùng dằng” nhớ thương…. “Ôm lòng đêm nhìn vầng
trăng mới về, nhớ chân giang hồ… ôi phù du!...” ru mình trong chốn nhân sinh ta
bà, gã si tình vướng bận chút “tiếc xưa nguyệt bạch” như giằng xé, như tự chuốc
vào mình cái cô đơn khắc khoải, hầu ngõ được nếm mùi ngọt đắng trần gian, gã
liêu trai vướng vẽ cái mùi vị nhớ thương để tận hưởng khúc ghê thường nơi
thượng giới rồi đem về mà tiếc nhớ cung hằng vội tan…
... Cho đêm về du mộng
trăng xưa nguyệt cũng “áo hồng với em”…!
“ Đi về lại tiếc dòng sông
Tiếc xưa nguyệt bạch
áo hồng với em
Tiếc ta say với thân
mềm
Hương bay đọng lại hóa
đêm thơm lừng
Tiếc em bóng nguyệt
nửa chừng
Uống trăng, uống cả ngập
ngừng môi nhau ”
Gặp nhau “cảm”rồi mà
đắm đuối bên nhau như từ kiếp trước đến ngàn sau bạc đầu cũng như là lẽ tự nhiên“đất
trời” sẵn có, như được sống mãi hoài, tận hưởng muôn đời cho nhau… Nhưng hỡi
chăng Thơ Như Thương cũng muôn đời nói đến muôn đời mỗi “hạnh phúc” không hề có
đoạn kết… ”Buồn Chăng”?
Làm sao quên được ngàn
sau
Yêu em từ thuở môi cau
với trầu
Hạnh ngộ để xót xa cho
nỗi đau “tiếc nhớ” cho nhau khôn cùng lòng nhau, tương tư khấp khỏm muôn trùng
đợi nhau, đợi chờ thương nhớ trong câm lặng giữa muôn trùng trong cõi ba sinh…
Tiếc để tiếc – Đợi để
đợi, chờ cứ chờ đến nhập hết tất cả phủ phàng im lặng trong quãng đời nhau
chăng?
Thôi ta xuống núi đợi
em
Đợi thung lũng cũ đợi
xem lá vàng
Đợi em trăng núi võ
vàng
Đợi em áo mới… em
hoàng hạc bay
Kết thúc hạnh ngộ là hạnh phúc không đoạn kết trong nhớ thương khôn cùng nhớ thương ! Dành cho lời ru an ủi vỗ về, tìm về môi nhau… cho “trăng”, cho “núi”,cho “vòng tay ân”…!
Ta ru em giữa trời mây
Giữa trăng, giữa núi,
vòng tay ân tình
Khúc hát dạo ấy làm
chàng si tình chồn chân gối lả cũng lả lơi thâu đêm tàn yến tiệc… men say lả đã
cho cùng cạn đêm sương nhã nhạc… mẫn mê để đêm về một mình “soi” đời mình mà
tiếc, ngắm đời mình mà đau... nhớ dòng sông đã trôi qua đời mình, ý thơ càng
chuốc thêm cơn say mà tiếc… nhìn bóng chân soi thác đổ, hễ say tình với thân
mềm nguyệt cạn, đọng lại chút hương duyên phảng phất nơi xiêm áo để rồi về mà
ốm bệnh nhớ thương… có tiếc nhớ “đêm thơm” lừng lửa nồng cay, uống cho cạn môi
nhau, uống cho trăng tình đổ bến, uống cho yêu đương nghiêng ngả, uống hết men
say ngập tình qua nỗi nhớ, rằng tiếc chưa cho đóa xuân thì nửa chừng, dẫu cũng
phôi pha…
Sự đời gặp để mà
thương. Về! Về đâu?… mà để nhớ, cảm tiếc cái cố quên mà không đặng… dùng dằng
nhớ thương. Thôi! âu cũng sự đời. Đời cứ chờ, cứ đợi cho tương tư nhung nhớ dẫu
kiếp đời đã qua... Đợi chờ cũng là lẽ sống… thường là!
Tiếc nhau đá núi cũng
buồn.
Tiếc nhau gan ruột
chín cuồng vấn vương!
Đợi để thấp thỏm bóng
hình ... Dẫu chờ, dẫu đợi âu cũng nhân tình xót đau, dẫu chờ khuy bấm“áo hồng với
em”. Đợi em cho lòng mình san lấp núi đá, đợi em cho thân xác “võ vàng” đợi nhau, chờ em cho thung lũng đầy vơi “lá
vàng”. Dẫu một chút hương đời “đọng lại” cũng thơm lừng đời nhau!
Tiếc em một chút, cho
Hoàng Hạc Bay…!
và...
Tiếc nhau trăm bận, cũng hờn trăm năm?
và...
Tiếc nhau trăm bận, cũng hờn trăm năm?
Thơ Như Thương giàu
nhạc cảm, ý thơ mới có khi “là lạ”, nhiều cung điệu , cảm xúc của tâm tình dâng
hiến khá táo bạo mà không có gì phải trách cứ được, bởi lẽ cái tình đơn phương
quá diệu vợi, tự tâm dâng hiến cũng không hề vẽ lên sự gì ân hận của từng “nỗi
tình” đã qua… thanh thoát đến độ ngỡ ngàng, cách biểu cảm ý thơ Như Thương giàu
ngôn ngữ… lạ lẫm, chút quen thuộc, chất nồng nàn lan tỏa từng ý thật kiêu sa...
đài các, từng lời từng ý trau chuốt của tâm tình dâng hiến mà không hề toan
tính hơn thiệt, lời thơ không van nài, xin xỏ mà cứ mặn nồng đắm say yêu
thương… dẫu có nhung nhớ cũng không oa nịnh dù có thua thiệt chăng nữa… Thật bẽ
bàng! Đọc Thơ Như Thương như nghe xong một khúc nhạc buồn! Tuy buồn mà đẹp…!
Thật Quí Hóa là vậy!
Đọc Thơ NhưThương bài nào xong mình cũng còn đọng lại chút lãng đãng ru hồn
“tình người”vào “cõi tình” ấp ủ nhớ mong!
Nhưng cũng mong rằng
Thơ NhưThương thêm một chút gì “phá cách” càng thêm sảng khoái hơn cái đều đều
cho nhịp điệu lục bát, mình e sợ “lối mòn”. Ai khác thì mình chưa biết còn
riêng mình xin mao muội... Thơ Như Thương đột phá… ”rock” thay đổi một chút
diện mạo <một chút thôi> cũng đủ vỗ tay reo cho đêm Nhạc Hội Lục Bát đã
quá quen cũ chăng, xin lỗi Nhà Thơ Như Thương (Nữ Hoàng Lục Bát) với lời đề
nghị vụng về quê mùa này nhé!
Chỉ tiếc một điều ở
bài “Em Hoàng Hạc Bay” của Như Thương chữ “tiếc” được lặp đi lặp lại tới 4 lượt
nghe sao “xót xa” quá đổi, khác với những lần thơ trước đây, cái tiếc chỉ
thoảng qua chứ không nhấn nhá đến độ… tội nghiệp quá! “Tiếc” vì cũng chưa giải
tỏa được điều gì cũng đáng tiếc chứ nhỉ?
Bài thơ Em Hoàng Hạc
Bay của NhưThương làm mình nao lòng với vòng luẩn quẩn, thẩn thơ rồi tưởng… gặp
rồi say, say rồi nhớ, tiếc rồi tiếc, đợi rồi chờ… kết lại: “ngẩn ngơ” thần
thơ…tưởng…gặp…say…nhớ…tiếc…đợi…chờ…“ngẩn ngơ” tình… Vòng nhân sinh nghiệt ngã
thế đó. Vòng Nguyệt Quế có cần thiết chăngđể “thanh tẩy” dành cho gã tình si
lãng tử hôm nào vẫn cứ mãi trôi theo dòng đời u uẩn với mớ tình si truyền kiếp,
chưa thôi hề day dứt ngõ mong chờ tình duyên của gã lãng tử dừng chân nơi vườn
xưa u tịch! Ta “ru em” hay ru ta ?... “Ta ru em giữa trời mây” hay Ru đời cứ trôi… để ngỡ, để mong mình còn gặp lại cố nhân… cho bớt đời hiu quạnh!
**********