Thursday, April 30, 2020

CỜ TANG MỆNH NƯỚC





CỜ TANG MỆNH NƯỚC

Tang triệu người chỉ một ngày biến loạn
Non sông ơi... Ôi, mệnh nước chiến chinh
Trang sử xanh trong tháng ngày khổ nạn
Ngập máu xương, hận bao nỗi điêu linh

Mất hết rồi bao nhiêu đồng đội cũ
Để hồn cờ trĩu nặng cuối Tháng Tư
Người điếng lòng giữa cuồng phong vần vũ
Mây trời đâu mà thiên địa âm u

Em có biết bìa rừng còn xương rã
Bốn lăm năm chứ ít ỏi gì đâu
Giày sô đó mà thây người gục ngã
Anh đi về nơi cùng cạn nỗi đau

Em đừng hỏi sao Việt Nam tang rũ
Mộng bá vương giặc phương Bắc nghìn xưa
Dân Việt mình có bao giờ yên ngủ
Giòng lệ khô, vạn uất nghẹn phai chưa?

Đây phút giây tưởng niệm giờ nghiêng ngửa
Cờ vàng thiêng trên đất khách quê người
Vẫn chưa phai dẫu nghìn sau sau nữa...
Tang thương này: Quốc hận mãi ngàn đời

Như Thương
(Viết cho Quốc hận 45 năm đoạn trường)



.

LỜI THỀ KIẾM CUNG




LỜI THỀ KIẾM CUNG

Lời thề xưa vẫn kiêu hùng sống mãi
Bốn phương trời, cung hồ thỉ dọc ngang
Người lính trận trấn đồn xa biên ải
Núi oai linh in nét bóng cờ vàng

Ngời ánh kiếm mộng đời trai: Quân ngũ
Chiến binh hề! Đêm thức với hỏa châu
Dưới chiến hào, nghe đất mềm nhắn nhủ
Đứa con yêu giữ quê Mẹ biển dâu

Kiếm quyết tử luôn nêu cao Danh Dự
Quân đội hùng vang âm điệu núi sông
Hiến thân mình giữa phút giây sinh tử
Hy sinh vì dân tộc: Khắc ghi lòng

Lồng ngực anh căng tràn đầy nhựa sống
Quê hương ơi: Con xin giữ lời nguyền
Khúc quân hành nhìn cờ bay lồng lộng
Nguyện trung thành với Tổ quốc thiêng liêng

Như Thương


.

Monday, April 27, 2020

NÚI SÔNG TRỖI DẬY




NÚI SÔNG TRỖI DẬY

Hỡi hồn thiêng, xin núi sông trỗi dậy
Bằng trái tim của giòng giống Tiên Rồng
Ta sẽ về... để Đất Trời sẽ thấy
Cờ vàng xưa: Nghiêm! Chào! Lặng thinh không
.
Ta chào kính vạn Anh Linh Tử Sĩ
Đã một thời áo trận bết đất bùn
Đã anh dũng, súng vọng canh: Hào khí
Giữ quê hương: Vạn tấc đất nghìn trùng
.
Ta cúi xuống hôn vành tang cô phụ
Tạ ơn người bao ngày tháng sắt son
Đợi chồng về bằng những đêm mất ngủ
Ru con ngoan: Em giọt lệ lăn tròn
.
Ta quỳ gối bên đôi chân đã mất
Người thương binh của Việt Nam Cộng Hòa
Áo Kaki, chiến hào ngày xung trận
Lỗ châu mai...Tưởng chừng như hôm qua!
.
Ta ôm con - Con "Nghĩa Tử Quốc Gia"
Cám ơn con đã chịu nhiều thua thiệt
Thiếu tình Cha. Mẹ kể chuyện lính xa
Đêm sương phụ..."Mai Cha về", mắt biếc
.
Ta sẽ về...nghe sớm mai chim hót
Thay vì nghe đạn pháo kích kinh hoàng
Sẽ không biết vạn lính canh, đồn bót
Không bao giờ thấy nhà cửa tan hoang
Ta sẽ về...tìm lại dòng sông cũ
Dẫu cạn dòng vẫn đầy ắp yêu thương
Khói đốt đồng và những ngày chạy lũ
Lúa trổ đồng ngậm giọt sữa quê hương
.
Ta sẽ về như thuyền trên biển mặn
Như ngày xưa đào thoát chốn ngục tù
Để khấn thầm với nỗi lòng trĩu nặng
Những thuyền nhân chìm xuống cõi thiên thu
.
Ta sẽ về... ghé rừng xưa sót lại
Làm tiều phu đi mót củi cho em
Lửa bùng lên ấm lòng đêm lửa trại
Em vui chơi cùng bè bạn trong đêm
.
Ta sẽ về nghe tiếng đàn mừng rỡ
Yêu bé thơ bên tiếng Việt ê a …
Bé có biết: Sắc, hỏi, huyền bỡ ngỡ
Thành cung đàn để bé hát La... La...
.
Ta sẽ về và mơ thành họa sĩ
Vẽ quê hương bao sông núi nghìn trùng
Vẽ ranh giới của nước non hùng vĩ
Ngăn Bắc phương, lũ giặc ấy: Hãi hùng!

.
Ta không mơ...Đất nước mình đã khổ!
Bao trầm luân nỗi thống khổ tận cùng
Những Tháng Tư, những đạn bom đã nổ
Ai là người xóa lấp nỗi đau chung?

Như Thương
(Viết cho Tháng Tư Quốc Hận 2020)



Friday, April 17, 2020

ĐẦU HÀNG LỆNH





ĐẦU HÀNG LỆNH

Ngồi với nhau, nhìn Đại bàng lặng lẽ
Máy truyền tin, đơn vị bạn đồi tây
Phía đồi đông... Giờ 25 có lẽ
Giày trận ơi, sao cuộc chiến thế này?

Lệnh buông súng: Xưa quân trường không dạy!
Lính treillis mộng hồ thỉ can trường
Nằm trong đất, quấn Poncho vẫn thấy
Đêm hỏa châu màu rực sáng chiến trường

Ai buông súng, ai đầu hàng quân giặc
Lệnh của ai "Đầu hàng lệnh"...Súng buông!
Rời tay súng Tao chưa kịp vuốt mắt
Chúc bình an... Mày sẽ hết vui buồn

Tao cãi lệnh, về với Mày... có bạn
Chết một lần cho xứng đáng đời trai
Trong mắt Tao màu cờ vàng xán lạn
Tao với Mày: Nghiêm chào kính hồn ai …

Mai thức giấc nhìn chiến hào ngơ ngác
Áo trận buồn màu uất hận hờn căm
Ôi, Poncho gói thây người bỏ xác
Trên đồi này từng ác chiến âm thầm …

Như Thương
(Viết cho ngày Rời Tay Súng 30/4/1975)



.

Friday, April 10, 2020

TÂM HƯƠNG 45 NĂM QUỐC HẬN



        Designer: Vinh Nguyen




TÂM HƯƠNG 45 NĂM QUỐC HẬN

Bốn lăm năm trái tim vẫn còn khóc
Huy chương nào cho “Tổ Quốc Ghi Ơn”
Khăn tang nào em ngày xưa cài tóc
Màu tóc phai và tang quấn căm hờn
Đừng chôn súng hỡi những người lính trận
Trận chiến này chưa thắng bại phân minh
Vẫn màu cờ hiên ngang miền biên trấn
Trong tim anh ngày quốc nạn điêu linh
Vẫn là lính vì anh chưa giải ngũ
Vẫn xác hồn sống chết với non sông
Vẫn rưng rưng thắp hương người bạn cũ
Chết tan tành vì đạn pháo trên không
Anh vẫn nhớ số quân ngày vào lính
Dẫu Cộng thù đày đọa "Thương Phế Binh"
Bàn tay phải đã không còn chào kính
Tay trái này: Chào đồng đội hy sinh!
Người đã chết, nghĩa trang buồn ngơ ngác
Bên tan hoang đất mẹ ủ hình hài
Người còn sống: Tháng Tư buồn tan tác
Súng trận ơi, mi nhớ lỗ châu mai?
Người lẫm liệt phút giây hồn bất tử
Trang sử này mãi lưu dấu nghìn thu
Ngày tuẫn tiết: Quê hương tràn tin dữ
Thôi hết còn...Em thiếu phụ Vọng Phu

Như Thương
(Tháng Tư 2020)

.


Cảm nghĩ của Phượng Các khi đọc những bài thơ Tháng Tư của Như Thương:

"Thơ cho cuộc chiến rất khó viết, nhưng thơ của Như Thương mang tâm trạng của người chiến binh VNCH đậm nét, nên tạo được cảm thông cho những ai từng tham chiến trong cuộc chiến vừa qua.
Thơ Tháng Tư của Như Thương rải rác trong kho thơ tình như những cánh hồng tô điểm sắc hương cho những cuộc tình thời chinh chiến.
Âm vang "thất trận" rồi sẽ chìm dần theo thời gian, nỗi đau rồi cũng sẽ theo dòng người chiến binh đi về dĩ vãng.
50 năm sau cuộc chiến tàn mà cảm xúc của Như Thương còn da diết, Phượng Các thật trân quý.
(9 tháng 4, 2020)


.

Thursday, April 9, 2020

DẤU THÁNH NHÂN LÀNH





DẤU THÁNH NHÂN LÀNH

Anh quỳ xuống trước hoang tàn đổ nát
Áo trận ơi sao đất nước thế này?
Tìm đồng đội... tấm thẻ bài trôi giạt
Bên kia đồi khi trận chiến bủa vây

Đất chùng lòng đêm vỡ toang bom nổ
Đâu bóng cây từng đếm tuổi trăng rằm
Mặt trời nghiêng ở cuối đường tuyệt lộ
Lá vàng rơi buồn quá … chỗ bạn nằm!

Cuối Tháng Tư bao nhiêu khăn tang vấn?
Hỏi đất trời ai sống sót viếng thăm
Hỏi Chúa Phật, hỏi lòng người vương vấn
Rạng bình minh mặt trời lặn biệt tăm!

Ngày: Bóng tối. Đêm ẩn mình tang tóc
Trăng hãi hùng, trăng quên đổ bóng suông
Người câm nín - tim khóc thầm tiếng khóc
Thế gian này: Còn trời đất tròn vuông?

Người lính trận chợt biết mình còn sống
Từ đêm ngày hỏa ngục của chiến tranh
Nhà Chúa ơi, trong lòng con trống rỗng
Tạ Ơn Người ban Dấu Thánh Nhân Lành

Như Thương
(45 Năm Tang Quốc Hận)



.

HỒ TRƯỜNG CHƯA CẠN




HỒ TRƯỜNG CHƯA CẠN

Xé tờ lịch thấy Tháng Tư về lại
Bốn lăm năm Mày hóa kiếp lai sinh?
Hay vẫn còn ở trên đồi vọng mãi
Tiếng depart âm điệu "Cổ lai chinh …"

Cám ơn Mày lăn xuống triền sinh tử
Để dìu Tao về trình diện Đại bàng
Cả hai thằng: Mùi đạn bom khét hử?
Có hề gì, tợp miếng rượu cười khan!

Chiếc bi đông giữa bụi cây còn sống
Thì Tao Mày chết sao được, Mày ơi?
Ráng nghe mậy, cái chân què gậy chống
Rừng chở che. Tao khấn nguyện Đất Trời...

Lá của rừng sẽ là khiên chắn đạn
Ngàn sao hiền ru giấc ngủ qua đêm
Poncho trùm thấy đất trời hữu hạn
Mưa lạnh về nghe ướt sũng đất mềm

Dây ba chạc còn thơm mùi lính sữa
Tháng Ba nào đánh một trận liệt oanh
Đời trai trẻ chọn oai hùng yên ngựa
Bỗng Tháng Tư, lệnh buông súng! Đoạn đành!

Cái chân què có khi nào Mày ngắm...
Kỷ niệm xưa thời áo trận treillis
Vết thương lành, nhưng nỗi đau thăm thẳm
Đồng đội đâu... sao vĩnh viễn ra đi

Rượu Tao còn ...như Hồ Trường chưa cạn
Buổi nằm gai, nếm mật chiến trường xưa
Ngó quẩn quanh quê hương mình khổ nạn
Mấy mươi năm lang bạt với nắng mưa

Ngồi với Tao, Tháng Tư mình uất nghẹn
Trong lòng Tao vẫn rợp bóng Quân Kỳ
Bên Cờ Thiêng ngày vinh quang trọn vẹn
Tổ quốc ơi, con lỗi đạo chinh y …

Như Thương
(Viết cho quê hương mùa Tang Tháng Tư  2020)

.









.

Wednesday, April 8, 2020

ĐỢI MỘT NỤ HÔN




ĐỢI MỘT NỤ HÔN

Một năm thiếu vắng nụ hôn
Thôi em có lẽ xác hồn lao đao
Nửa khuya, nửa giấc chiêm bao
Biết đâu sợi tóc lạc vào thiên thai
Trầm hương cúi xuống ngực ai
Ta nghe da thịt thoát thai chữ tình
Mười phương gió lộng riêng mình
Áo hoa thẹn với vóc hình dáng em
Đường ngôi tóc lệch nửa đêm
Buộc đời nhau lại êm đềm trăm năm
Em thơm bỡ ngỡ chỗ nằm
Như vuông chiếu mới về thăm mộng tròn
Môi em nhạt dấu vết son
Một lần hôn đã lên non bềnh bồng
Cúi đầu chịu tội tổ tông
Ta tương tư nét môi hồng riêng Em

Như Thương



.

ĐÊM VAI TRẦN




ĐÊM VAI TRẦN

Nằm nghiêng em để vai trần
Đảo điên ta ... chợt một lần với em
Gối êm tóc sợi tơ mềm
Ngoài kia có lẽ hương đêm thẹn thầm
Mắt em, đuôi mắt lặng câm
Mà sao bóng đổ âm thầm trong ta
Dưới trăng vóc ngọc vóc ngà
Nửa khuya còn lại em tà áo bay
Áo bay về chốn đắm say
Về đêm mộng lạc mới hay yêu người
Phả hơi thở giữa đất trời
Tình yêu như thể nửa vời thực mơ
Để mai còn nửa câu thơ
Vần gieo quên lửng bên bờ lả lơi
Níu nhau trong phút giây rời
Nghiêng vai em đã ở đời với ta …

Như Thương



.

PHAI HẾT THANH XUÂN





PHAI HẾT THANH XUÂN

Sợi tóc buồn nên khuya còn thao thức
Ôi tóc tơ... đừng phai hết thanh xuân
Hơn nửa đời vẫn trái tim, lồng ngực
Đi tìm ai, một khoảng cách thật gần

Rất riêng rẻ, tìm ra nơi trú ngụ
Khi Em-Ta bay đến một tinh cầu
Sẽ không có kẻ thứ ba quyến rũ
Giữa đôi ta, xô vỡ mộng ban đầu

Mở trang kinh, Em lâm râm khấn nguyện
Đừng dối gian, dẫu gian dối ... đời thường
Vì điều ấy sẽ làm Em chết điếng
Một chữ Yêu bên cạnh một chữ Thương

Hai trái tim thật khít khao trọn vẹn
Đừng vụng về đẩy Em ra phía xa
Vì nơi đó, trái tim Em sẽ nghẹn
Bởi sóng tình thành cuồng nộ phong ba

Như Thương



.

Wednesday, April 1, 2020

Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975 (Y Nguyên Mai Trần)



Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng ở miền Nam. Từ ngôi trường đơn sơ trong xóm nhỏ rồi bước sang ngưỡng cửa tiểu học, trung học, đại học trong suốt một quá trình dài 15 năm, trong mỗi giai đọan đánh dấu bằng sự xét nghiệm với những mảnh bằng hay chứng chỉ tốt nghiệp mà các cơ quan giáo dục cấp phát .Với những chứng chỉ mảnh bằng ấy những người tốt nghiệp đã tham gia vào đời sống kinh tế, cộng đồng xã hội giáo dục một cách hiệu quả và thành công.

Bài viết sẽ không đề cập chuyên sâu về lịch sử, khía cạnh chính trị, triết lý và hệ thống tổ chức của nền giáo dục miền Nam (Thời Pháp thuộc cũng như thời Việt Nam Cộng Hòa) vì những khía cạnh này đã được đề cập đến từ khá nhiều tài liệu trên mạng cũng như sách vở.

Ngày 21/12/1917 Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ký nghị định ban hành tổng quy chế nền học chính toàn cõi Đông Dương. Văn bản được xem như bộ luật giáo dục với mục tiêu thống nhất nền giáo dục bản xứ, tiến tới xóa bỏ nền giáo dục cũ.
Hệ thống Giáo Dục Pháp Cho Người Bản Xứ (Enseignement Franco-Indigène), thường được gọi là Giáo Dục Pháp-Việt được dựa vào hệ thống giáo dục của chính quốc, đã được người Pháp ở Việt Nam điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh và thực tế tại Việt Nam. Tuy tiếng Pháp vẫn dùng là chính ngữ, tiếng Việt là phụ ngữ, mục tiêu tối hậu là loại bỏ Nho học và thay thế dần bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho người bản xứ và guồng máy cai trị.

Hệ thống giáo dục mới được hình thành sau khi Pháp chiếm Nam kỳ. Với Hòa ước Giáp Tuất 1874 Nam kỳ trở thành thuộc địa Cochinchine và Hòa ước 1883-84 Patenôtres đặt Bắc kỳ -Tonkin và Trung Kỳ-AnNam dưới quyền bảo hộ. Mặc dù triều đình Nguyễn được cai trị ở Huế, nhưng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Toàn Quyền Đông Dương. Tưởng cũng xin nhắc lại Liên Bang Đông Dương-L’Indochine gồm Lào, Cao Miên và ba miền của Việt Nam, cơ sở đầu não đặt tại Hà Nội, dưới quyền của Toàn Quyền Đông Dương.

Năm 1864 là kỳ thi Hương cuối cùng ở Nam kỳ tổ chức ở ba tỉnh miền Tây trước khi bị Pháp chiếm. Từ 1878 chữ Hán trong giấy tờ công văn của các cơ quan hành chánh được thay thế bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Ở Bắc kỳ và Trung kỳ, dưới quy chế bảo hộ, sự thay đổi về giáo dục chậm hơn. Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc là năm Ất Mão 1915, và ở Huế năm Mậu Ngọ 1918. Tuy vậy mãi đến năm 1932 bộ máy quan lại của triều đình mới bỏ việc dùng chữ Hán và thay thế bằng chữ Pháp hay chữ quốc ngữ.

Người viết xin ghi nhận sự đóng góp của bạn bè đồng môn khắp nơi trên thế giới. Hy vọng những tư liệu này được xem là tài liệu tham khảo quý báo cho các thế hệ sau cũng như một chút tâm tình cuả một thời vàng son trẻ tuổi dùi mài kinh sử trong những mái trường trước 1975.

Phần A: Nền Giáo Dục ở miền Nam trước năm 1954- thời Pháp thuộc

Trước năm 1954, tuy có nhiều biến chuyển theo vận nước nổi trôi, nhưng chương trình Pháp- Việt Franco-Indigènes căn bản là hệ thống giáo dục tại Việt Nam trong suốt thời kỳ Nam Kỳ thuộc địa, Trung Kỳ và Bắc Kỳ bảo hộ . Song song với chương trình này còn có chương trình chinh quốc Pháp áp dụng cho một số trường được mở ra để phục vụ người Pháp và những người có quốc tịch Pháp trong thời gian đầu. Điển hình như trường Chasseloup Laubat Sài gòn(1874),trường trung học Albert Sarraut ở Băc Kỳ (1908), Yersin ở Đà Lạt (1935). Cả 3 trường này bắt đầu cũng được hình thành từ bậc tiểu học trước rồi sau mới đến bậc Tú Tài.
Làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục Pháp-Việt-Franco-Indigène phổ thông cho người Việt, người Pháp đã cho xây dựng một số trường như trường trung học Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho (1879), Collège de Cantho (1917) trường Quốc Học Huế (1896), trường trung học Bảo Hộ (Collège du Protectorat) tức trường Bưởi Hà Nội (1908) ). Ba trường này khi mới mở chỉ có bậc tiểu học đến vài chục năm sau mới có 2 trường Quốc Học Huế và trường Bưởi giảng dạy bậc Tú Tài.

Thống Đốc  Nam Kỳ Le Myre de Vilers ̣(xem hình ̣95), người chú trọng mở mang giáo dục Pháp-Việt đã cho mở trường trung học đầu tiên và duy nhất cho cả Miền Nam vào cuối thế kỷ XIX lấy tên Collège de Mytho. Trường bắt đầu chỉ có hai năm học sau đó tăng lên bốn năm đầu thế kỷ XX được đổi tên là Collège Le Myre de Vilers.

Chương trình Pháp-Việt gồm có ba bậc học: Tiểu học, Trung học và Đại học. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba hay lớp Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học tiểu học, học xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Certificat d’Etudes Primaire Elémentaire).

Sau cấp Sơ học là cấp Tiểu học gồm ba lớp: lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen de 1ère Année), lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen de 2è Année), và lớp Nhất (Cours Supérieur). Xong lớp Nhất, học sinh thi lấy bằng Tiểu học (Certificat D’Etude Primaire Complémentaire Indochinois, viết tắt là C.E.P.C.I).

Sau bằng Tiểu học, học sinh phải học lên bốn năm nữa rồi thi bằng Cao Đẳng Tiểu học, tiếng Pháp là Diplôme d’Etudes Primaire Superieur Franco-Indigènes, còn gọi là Brevet primaires , người Việt gọi là bằng Thành Chung, bằng Diplôme.

Ai thi đậu mới được học lên bậc Trung học-còn gọi là bậc Tú Tài. Bậc này gồm ba năm, năm thứ nhất, năm thứ hai-Bac 1ere và năm thứ ba- Bac 2ème

Kể từ cuối thập niên 1920, chương trình thi bậc Tú Tài đã được Nha Học chính Đông Pháp quy định, gồm hai kỳ thi cách nhau một năm, kỳ thi lấy bằng Tú Tài I hay Tú Tài bán phần (Baccalauréat Première Partie) và kỳ thi Tú Tài II hay Tú Tài toàn phần (Baccalauréat Deuxième Partie, gọi tắt là Bac). Người dự thi Tú Tài toàn phần bắt buộc phải có bằng Tú tài bán phần

Tú Tài toàn phần –Pháp-Việt còn gọi là Certificat de Fin d’Etudes Secondaire Franco-indigènes
Tú Tài toàn phần Pháp chính thống còn có tên là Diplôme du Baccalaureat de l’enseignement du second degré.

Hình 1: Bằng cấp, chứng chỉ thời Pháp-trước 1954.

Với việc cải cách giáo dục, việc đưa chữ quốc ngữ vào tiểu học đã giúp trẻ nhanh chóng biết đọc, biết viết so với việc học chữ Hán khó nhớ. Chương trình học bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh các trường phổ thông, Pháp còn lập ra trường dạy nghề để học sinh khi học xong tiểu học có thể chọn học nghề.

Thời kỳ 1945-1955, tình hình giáo dục rất phức tạp. Pháp vẫn chỉ đạo nền giáo dục tại Nam Kỳ, nhưng giữa Pháp và các nước liên hiệp Đông Dương cũng đã ký hiệp ước chuyển giao các cơ quan giáo dục và văn hóa từ năm 1949. Đa số các trường đại học, cao đẳng Pháp thành lập, đặt tại Hà Nội cho toàn các xứ Đông Dương, được dời vào miền Nam sau hiệp định Genève 1954.

Đặc biệt tại Saigon, hai trường trung học theo chương trình Pháp-Việt đầu tiên được thành lập là trường Áo Tím-Gia Long và trường Petrus Trương Vĩnh Ký.

Trường L’école des Jeunes Filles Indigènes)  Áo Tím –Gia Long  xây dựng xong năm 1915 được Toàn Quyền Ðông Dương Ernest Nestor Roume  và Thống Ðốc Nam Kỳ Courbeil cắt băng khánh thành và khai giảng khóa đầu tiên. Trường dạy hai cấp. Sơ học và Tiểu học. Cuối năm Sơ học, học sinh phải thi lấy chứng chỉ Sơ học yếu lược ( Certficat d’Etudes Primaires Elementaires Franco-Indigènes), sau đó học thêm ba năm thi bằng Tiểu học yếu lược . CEPCI (tức Certificat d’Études Primaire Complémentaire Indochinoise). Năm đầu tiên chỉ có 42 nữ học sinh trong bộ đồng phục áo dài tím. Tên trường Áo Tím bắt đầu từ đó.

Ðến tháng 9 năm 1922, trường được nâng lên cấp Cao đẳng tiểu học (tương đương với bậc Trung Học Ðệ Nhứt Cấp sau này). Toàn Quyền Albert Sarraut khai giảng lớp đầu tiên của bậc Cao đẳng tiểu học và đổi tên trường là Collège des Jeunes Filles Indigènes .
Thời Nhật trở lại Đông Dương, năm 1940, trường đổi tên thành trường trung học Gia Long. Tên trường tồn tại mãi đến sau năm 1975 với tên mới Nguyễn thị Minh Khai.

Hình 2: Trường Gia Long, Trường Petrus Ký.

Thống Đốc Nam Kỳ B.de La Brosse ký nghị định 18-12-1927 thành lập trường trung học Pháp Việt mang tên “Petrus Ký trung-học đường”.
Tiền thân của trường Petrus Ký có tên là Collège de Cochinchine (một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat (hiện nay là Lê Quý Đôn), dành cho học sinh người Việt Nam
Ngày 11-8-1928, khi trường mới xây dựng xong ở vị thế ngày nay, trường khởi đầu chỉ dạy bậc Cao đẳng tiểu học, mang tên Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký-Petrus  Ký trung học đường- khai giảng năm học đầu tiên tháng 9, 1927-1928 với 4 lớp học với hơn 200 học sinh chuyển qua theo học chương trình Pháp và Pháp Việt từ trường Collège de Cochinchine (Ngoại trưởng và Chủ Tịch Thượng Viên VNCH Trần Văn Lắm là một trong những học sinh khóa đầu tiên 1927-1928. Ông mất tại Canberra Úc năm 2001). Vào năm 1953, trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký là ngôi trường trung học công lập duy nhứt của Sài Gòn dành cho nam sinh, dạy về văn hóa của chương trình Trung học Việt Nam.

Nếu đứng ngay trước cổng chánh trên đại lộ Cộng Hòa, hiện nay là đường Nguyễn Văn Cừ vẫn còn cổng xây dựng bằng gạch kiên cố với 2 cột cao độ 4m trên có khắc 2 câu chữ Hán “Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt, Tây Âu Khoa Học Yếu Minh Tâm.” Phía trên có khắc tên “Trường Trung Học Petrus Ký.”. Sau 1975, trường có tên Lê hồng phong.

Bằng cấp chương trình chính quốc Pháp

Chương trình giáo dục Pháp chính quốc được áp dụng cho các trường dạy học trò người Pháp và những người có quốc tịch Pháp.

Hình 3: Bằng Tiểu học yếu lược (Tiểu học) chương trình Pháp-Certificat d’études primaires élémentaires” (CEPE) –cấp cho cô học trò người Pháp Colette Parlet  ở Cái Bè, Nam Kỳ, bằng cấp chính quốc Pháp của Département du Var –Academie D’Aix.

Bằng cấp chương trình Pháp-Việt Franco-Indigènes

Thời này những người tốt nghiệp với bằng Tiểu Học được xem có học thức khá, nói tiếng Pháp khá thông thạo, thường làm ”thầy thông thầy ký” .Những người có bằng Cao Đẳng Tiểu học được xem có trình độ học thức cao, thường đãm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ sở Pháp Việt.

A1-Bậc Tiểu học-Cao đẳng Tiểu Học

Hình 4: Văn bằng Tiểu Học cấp ở Nam Kỳ thuộc địa Cochinchine 1933
https://musee-ecole-montceau-71.blogspot.com/2019/03/lecole-dans-lalgerie-francaise.html

Hình 5: Văn bằng Tiểu Học cấp ở Bắc Kỳ Bảo Hộ -Protectorat du Tonkin 1929

Hinh 6M Bang cap tieu hoc Bao Ho ha noi
Hình 6: Văn Bằng Tiểu Học cấp ở Bắc Kỳ Bảo Hộ -Protectorat du Tonkin 1934

Hinh 7M Bang Phap
Hình 7.Bằng Sơ Đẳng Tiểu Học hay Tiểu Học Yếu Lược 1915-Certificat d’Etudes Primaires –Franco Indigènes cấp thời Đông Pháp
Liên Bang Đông Dương-Bắc Kỳ Bảo Hộ (Protectorat du Tonkin).
Đây không phải là bằng Sơ Học Yếu Lược-Certficat d’Etudes Primaires Elementaires Franco-indigènes

Hinh 8m Bang tieu hoc cua tran van tuyen
Hình 8: Văn bằng Tiểu học yếu lược bản xứ Certificat d’Etudes Primaires –Franco Indigènes thời Đông Pháp –cấp bởi Thủ Hiến Trung Kỳ Bảo Hộ
(Protectorat de L’Annam)

Hinh 9M CEPCI tieu hoc Phap
Hình 9: Bằng cấp tiểu học bổ túc cấp bởi bộ trưởng Giáo Dục của Chính Phủ Đại Nam dưới thời vua Bảo Đại năm 1939. Bằng này đòi hỏi người tốt nghiệp học thêm một năm sau khi có bằng Tiểu Học ̣để đi dạy học hoặc đm nhiệm trọng trách cao hơn.

Hinh 10M certificat d'etudes primaire complimentaire indochinoise
Hình 10: .Văn bằng Tiểu Học bổ túc cấp  ở Nam Kỳ thuộc địa Cochinchine 1940s

A2-Bậc Trung Học

Hình 11:. Bằng Diplôme-còn gọi là Brevet primaires-
Người Việt gọi là bằng Thành Chung. Bằng này cấp cho học sinh người Pháp ở Pháp.

hinh 12M Diplome D.erudes complementaires F-ranco -indegenes-Thanh chung Diploe
Hình 12. Văn bằng Diplôme D’Etudes Complimentaires-Franco-Indigènes- tương đương bằng Brevet-Thành Chung -cấp cho học sinh theo hệ thống Giáo Dục Pháp Việt
thời Liên Bang Đông Dương 1919.

hinh 13M Bang thanh chung 1923
Hình 13: Văn bằng Diplôme D’Etudes Complimentaires-Franco-Indigènes- tương đương bằng Brevet-Thành Chung -cấp cho học sinh theo hệ thống  giáo dục Pháp Việt thời Liên Bang Đông Dương 1923

hinh 14M Diplome d'etudes primaires superieur -Jan 1945
Hình 14: Diplôme D’etudes Primaires Superieures-Cao đẳng Tiểu Học, còn gọi là bằng Thành Chung.
Văn bằng cuối cùng này cấp bởi Toàn Quyền Đông Dương ngày 31/5/1945 sau khi Nhật chiếm Đông Dương ngày 9 Tháng Ba 1945

hinh 15M Diplome du baccalaureat academie de rennes
Hinh 15: Mẫu bằng Tú Tài II chương trinh Pháp cấp bởi Academie de Rennes cho học sinh tốt nghiệp các trường như Lê Quý Đôn, Marie Curie, Saigon

A3-Bậc Đại học thời Pháp Thuộc
Hinh 16M
Hình 16: Bằng tốt nghiệp Đại học Khoa học Ứng dụng chuyên ngành Công Chánh do Chính phủ Đông Dương cấp năm 1926. Người được cấp bằng này đã theo học ở trường Cao Đẳng École des Sciences Appliquées Hà Nội

Hinh 17M
Hình 17: Văn Bằng tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương, Hà Nội 1928


Phần B. Hệ thống giáo dục thời Quốc Gia Việt Nam và thời Việt Nam Cộng Hòa sau năm 1955

Quốc gia Việt Nam là một chính phủ thuộc Liên bang Đông Dương Pháp, tuyên bố chủ quyền toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1948 đến 1955. Thủ đô đặt tại Sài Gòn.

hinh 18M
Hình 18. Bằng cấp Sơ Đẳng Tiểu Học-Bằng Tiểu Học (Certificat d’Etudes Primaires Franco-Indigenes) dưới thời thủ tướng Nam Việt Trần Văn Hữu 1951.

Người tốt nghiệp có thể làm thầy thông, thầy ký rồi, nếu học thêm 4 năm nữa thì có thể dự thi bằng Cao Đẳng Tiểu Học tương đương với bằng Thành Chung hay Trung Học đệ nhất cấp.


hinh 19M
Hình 19: Bằng Tiểu Học do Nha Học Chính Nam Việt cấp 1952

Sau hiệp định Genève 20/7/1954, người Pháp trả lại độc lập cho toàn Việt Nam. Miền Nam và một nửa Trung Kỳ từ vĩ tuyến thứ 17 trở về Nam, được giao cho chính phủ Quốc Gia với quốc trưởng Bảo Đại lảnh đạo, sau đó Đệ nhất Cộng hòa ra đời 1955 với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chương trình giáo dục VNCH dưạ trên chương trình Pháp Việt để lại, cũng gồm ba bậc Tiểu học: 5 năm, gồm lớp năm, tư, ba, nhì và nhất. Cuối lớp nhât có kỳ thi lấy bằng tiểu học

Trung học: 7 năm gồm hai cấp Trung học Đệ Nhất Cấp gồm các lớp Đệ Thất, Lục, Ngũ và Tứ, cuối năm Đệ Tứ thi Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp. Kỳ thi này học sinh phải đậu cả phần thi viết và vấn đáp. Tuy nhiên phần thi vấn đáp được loại bỏ 1959-60 và kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp được bỏ hẳn 1966-67.

Trung học Đệ Nhị Cấp gồm ba lớp Đệ Tam, Nhị và Nhất. Cuối lớp Đệ Nhị phải qua kỳ thi Tú Tài I học sinh phải đỗ Tú Tài I mới được tiếp tục lên đệ Nhất để thi Tú Tài II. Kể từ năm 1973 trở kỳ thi Tú tài I được bải bỏ, chỉ còn phải thi tú tài II gọi là Tú Tài toàn phần phổ thông bằng hình thức thi trắc nghiệm và được chấm thi bằng máy điện toán IBM

Đại Học: Người có bằng Tú Tài II được ghi tên theo học hoặc thi tuyển vào các phân khoa thuộc Viện Đại học, các trường Cao Đẳng và Chuyên nghiệp như Hoc Viện Quôc Gia Hành Chánh, Trường Vỏ Bị Liên Quân Đà Lạt…
Một điểm đáng chú ý trong giai đoạn chuyển tiếp của chương trình giáo dục Pháp Việt trước 1954 và chương trình Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa, cuối năm Tiểu học, xong lớp Năm học sinh không đậu thi tuyển vào ngay lớp Đệ Thất trường công Trung Học miển phí, có thể học trường tư hoặc trải qua một lớp trung gian là lớp Tiếp liên (Cours Certifié) để năm sau thi lại có cơ hội tốt

B1. Tiểu Học

Hinh 20M
Hình 20: Học trò lớp Tư 1954 trường Chi Lăng trên đường Chi Lăng-gần trường Vẽ Trang trí Mỹ Nghệ Thực Hành Gia Định

Hinh 21M
Hình 21: Bằng cấp Tiểu học thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa 1960 cấp cho học sinh
 tốt nghiệp trường tiểu học.

B2-Trung Học Đệ Nhất Cấp

Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ). Học sinh muốn vào đệ Thất trường trung học công lập phải qua kỳ thi tuyển khó khăn, nếu không phải vào hệ thống trường tư phải trả học phi.
Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp (tiếng Pháp: brevet d’etudes du premier cycle). Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp (xem hình 24). Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966–67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.

Hinh 22M
Hình 22: Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp 1960



Hình 23:Chứng chỉ Trung Học Đệ Nhất Cấp 1963

hinh 24M
Hình 24.Chương Trình môn thi Viết và Vấn đáp cho bằng Trung Học Đệ Nhất cấp

hinh 25M chung chi trung hoc de nhat cap
Hình 25: Chứng chỉ cuối cùng Trung Học Đệ Nhất cấp 1967
sau đó kỳ thi này được bãi bỏ.

B3 Trung học Đệ Nhị Cấp -Bậc Tú Tài

Chương trinh Tú tài gồm ba năm học đệ Tam, Nhị, Nhất. Cuối năm đệ Nhị thi Tú Tài I, phải đậu Tú Tài I mới được tiếp tục lên đệ Nhất để thi Tú Tài II. Tú Tài I được bãi bỏ năm 1973.
Vào đầu thập niên 1960 ngoài phần thi viết còn có phần thi vấn đáp. Phần vấn đáp này được bãi bỏ kể từ năm 1968.
Cũng nên biết Tú Tài phổ thông, học sinh có thẻ chọn Ban. Ban A cho khoa học thực nghiệm, Ban B thiên về Toán + Lý Hóa, Ban C về Văn Chương và ban D về Cổ Ngữ.
Song song với bằng Tú Tài phổ thông, còn có bằng Tú Tài Kỹ Thuật (xem hình 34), cho học sinh thuộc hệ thống trường chuyên nghiệp kỹ thuật, điển hình như trường Kỹ Thuật Cao Thắng, Nguyễn Trường Tộ ở Sài Gòn, le Bac- Baccalaureat Tú Tài Pháp (cho học sinh chương trình Pháp như các trường Lê Quý Đôn, Taberd… ) bằng cấp do cơ quan giáo dục Pháp cấp. Học sinh chương trình Pháp có thể tham dự kỳ thi Tú Tài phổ thông như học sinh hệ Tú Tài phổ thông. Thời gian học của các hệ Tú Tài là 3 năm.

Hình 26: Tiền thân của trường Kỹ thuật Cao Thắng- đường Đỗ Hữu Vị-
Huỳnh Thúc Kháng (hình bên phải) và trường Nguyễn Tường Tộ-đường Hồng Thập Tự

hinh 27m chung chi tu tai phan I
Hình 27.Chứng chỉ Tú Tài I ban A thời Đệ Nhị Cộng Hòa 1972

Hình 28: Chứng chỉ Tú Tài I ban C thời Đệ Nhị Cộng Hòa 1966


Hình 29: Chứng chỉ Tú Tài II Ban B dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa 1959


Hình 30: Chứng chỉ Tú Tài II ban C, D thời Đệ Nhất Cộng Hòa 1962


hinh 31m tu tai ii nguyen van cua
Hình 31.Chứng chỉ Tú Tài Hai ban A, 1971.

Hình 32: Chứng chỉ Tú Tài Phần Hai-Ban A qua cuộc thi trắc nghiệm bằng Công Nghệ IBM 1972

Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển…
Ngoài chương trình giáo dục phổ thông, còn có chương trình gíáo dục chuyên nghiệp, điển hình là học sinh có thể theo học và được cấp những chứng chỉ như sau:
Hinh 33m TU Tai2 Duong Nhien Quy
Hình 33: Chứng chỉ Tú Tài II đặc biệt cấp trong kỳ thi đua Trung Học toàn quốc,
ngành Địa Lý, hạng Đương Nhiên 1966

Người được cấp chứng chỉ này đoạt giải nhất trong cuộc thi đua Trung Học Toàn Quốc VNCH về môn Địa Lý năm 1966. Ḥạng Đương Nhiên được xem như giữa hạng Bình và Ưu của Tú Tai Hai phổ thông.

Hình 34: Bằng Tú Tài II Kỹ thuật, ngành Công Nghệ 1972

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP