Thành
quách xưa lặng người theo hài cốt
Sân trường
em chôn oan nghiệt dân lành
Trời vần
vũ giữa bạo tàn: Cơn trốt
Xoáy đêm
đen bao cái chết vội vàng
Trường vấy
máu những học trò vô tội
Thầy mạng
vong ngày Huế bị bủa vây
Dân ngơ ngác:
Thoát ngõ nào. Nghẽn lối
Tiếng
chân người: Bầy đao phủ về đây!
Anh lặng
lẽ giọt lệ thầm nuốt nghẹn
Em điếng
lòng thắp muộn nén nhang đau
Vợ thăm
chồng: Mộ mới vừa vun quén
Chồng thẫn
thờ... năm tháng đã qua mau
Huế vẫn
mưa...mưa buồn như giọt lệ
Thấm đất
mềm, ngõ ngách đất Thần kinh
Như giọng
hò trên sông Hương của Mệ
Ray rứt sầu,
đàn tế vạn sinh linh
Huế vẫn
tím, vẫn buồn như tôn nữ
Vẫn quấn
tang trong đêm cúng Giao thừa
Vẫn chưa
quên những oan hồn uổng tử
Mạ vẫn buồn
và hỏi "Con về chưa?"
Như Thương
(Giỗ Huế
Mậu Thân 1968-2020)
.
Phụ chú: Tại sao xứ Huế buồn?
Thuận Hóa là địa danh hành chính cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên-Huế. Đây nguyên là đất các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Châu
Ô, Châu Ri (hay Lý) của Chiêm Thành.
Mỵ Ê là Vương phi của Chiêm Thành vào thế
kỷ XI. Bà là vợ của Quốc vương Chiêm Thành Sạ Đẩu (tức Jaya Sinhavarman II).
Vào năm 1044, Vua Lý Thái Tông của Đại Cồ
Việt tiến đánh Chiêm Thành chiếm được thành Phật Thệ. Những chiến thuyền quân
Nam lướt giòng Châu Giang, khi đến địa phận Phủ Lý, vua Thái Tông thấy Vương
Phi Mỵ Ê có nhan sắc nên sai quan Trung Sứ mời nàng sang chầu Ngự Thuyền của
vua. Trong lúc mọi người trong thuyền sơ ý, nàng lấy chăn quấn
chặt vào người rồi nhảy xuống sông Châu Giang mà chết.
Tuy nhiên, theo như sử ghi lại Vương phi
Mỵ Ê phải làm phi cho vua Thái Tông. Mỵ Ê xin được đi thuyền trên sông Hương đi
về nhánh phụ lưu là sông Bồ để tưởng nhớ quê nhà và bà trầm mình ở khúc sông Bồ.
Một thời gian khá lâu khi tuổi đời ngày
càng chồng chất, vua Thái Tông lại có dịp ngự thuyền trên Châu Giang, khi đến địa
phận Phủ Lý nhà vua thấy trên bờ sông có một cái miếu thờ xinh đẹp, ngài bèn hỏi
thì quân binh tả hữu tâu lại sự tình đó là miếu do dân cư quanh vùng lập nên để
thờ tự Vương Phi Mỵ Ê Chiêm Thành đã tự vẫn dưới giòng sông trước đây.
Vua Thái Tông bèn phong cho nàng là Hiệp-Chính
Nương. Ðến niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong cho Vương Phi Mỵ Ê là: Hiệp-Chính
Hựu-Thiên Phu nhân. Ðến năm thứ tư thêm hai chữ "Trinh-Liệt, tức là Hiệp-Chánh
Hựu-Thiên Trinh-Liệt Phu Nhân. Ðến năm Hưng Long 21 gia phong thêm hai chữ Chân
Manh Hiệp Chánh Hựu Thiên Trinh Liệt Phu nhân.
Thi sĩ Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu đã viết
bài “Từ Khúc” để nói lên tâm sự của nàng
Mỵ Ê:
Từ
Khúc
Châu
Giang một dải sông dài,
Thuyền
ai than thở một người cung phi!
Ðồ
Bàn thành phá hủy,
Ngọa
Phật Tháp thiên di,
Thành
tan Tháp đổ
Chàng
tử biệt
Thiếp
sinh ly
Sinh
ký đau lòng kẻ tử qui!
Sóng
bạc ngàn trùng,
Âm
dương cách trở,
Chiên
hồng một tấm
Phu
thê xướng tùy.
Ôi
mây! Ôi nước ! Ôi trời!
Đũa
ngọc, mâm vàng, giọt lệ rơi.
Nước
sông trong đục,
Lệ
thiếp đầy vơi.
Bể
bể dâu dâu khóc nỗi đời!
Trời
ơi! Nước hỡi! Mây hời!
Nước
chảy mây bay, Trời ở lại,
Ðể
thiếp theo chàng mấy dặm khơi!
Tương truyền những buổi sáng sớm sương
mù và đêm trăng thường nghe thấy có tiếng than ai oán ở khúc sông đó. Từ đó xứ
Huế buồn...
Sources:
1/ Wikipedia
.