Cảm nghĩ của độc giả Đỗ Quế sau khi đọc tuỳ bút "Khép Lại Núi Rừng":
Đọc và cảm nhận được tất cả sự hy sinh, nỗi vất vả của Mẹ tần tảo nuôi đủ đàn con thơ dại, dù chỉ là bữa ăn đạm bạc cũng không đơn giản chút nào, phần dành cho chồng, phần nhường cho con, thì còn đâu dinh dưỡng cho tắm thân gầy yếu! Càng đọc niềm căm phẫn lại dâng tràn thêm nơi lũ bạo tàn.... Hình như khi viết Như Thương bị ảnh hưởng đóng khung cho một dự tính tương lai, nên phần chuyển ý của mỗi phân đoạn không được chú trọng, nó như một màn kịch, có nhiều hồi là dụng ý của tác giả chăng? Riêng Đỗ Quế đặc biệt thích thú lời giáo huấn của Mẹ dặn con gái lớn: Sau bao năm ăn học, dù chưa áp dụng cho đời, nhưng con hãy dùng vốn kiến thức này "nhả hết sợi tơ" dệt nên vuông lụa làm hành trang vào đời cho các em. Cao quý thay!!
Đoạn kết rất có hậu, với tách trà nóng đưa lòng tác giả chùng xuống, bao nhiêu vết hằn như được lãng quên, để chỉ vinh danh Người Cha, Người Mẹ đã có dịp đoàn tụ sau những tháng năm cùng khốn, quây quần với đàn con yêu dấu, bên tai luôn nghe văng vẳng tiếng kêu "chim chíp" chờ mồi. Gia đình được may mắn hơn những Người Tù Cải Tạo khác bị mất mát chia ly, tác giả cũng không quên thắp nén hương lòng cùng chia sẻ... Một TẤM LÒNG đượm nét THIỀN .
Đoạn kết rất có hậu, với tách trà nóng đưa lòng tác giả chùng xuống, bao nhiêu vết hằn như được lãng quên, để chỉ vinh danh Người Cha, Người Mẹ đã có dịp đoàn tụ sau những tháng năm cùng khốn, quây quần với đàn con yêu dấu, bên tai luôn nghe văng vẳng tiếng kêu "chim chíp" chờ mồi. Gia đình được may mắn hơn những Người Tù Cải Tạo khác bị mất mát chia ly, tác giả cũng không quên thắp nén hương lòng cùng chia sẻ... Một TẤM LÒNG đượm nét THIỀN .
Đỗ Quế