Friday, April 26, 2013

TRẬN CHIẾN DỰNG LẠI QUỐC KỲ - Phạm Bá Hoa







“Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ” là một trong hai trận chiến quan trọng tại hải ngoại (cùng với Trận Chiến Nhân Quyền), góp phần phát huy sức mạnh của Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản, và góp phần hỗ trợ mạnh mẽ công cuộc dân chủ hóa chính trị trên quê hương Việt Nam.
Xin hiểu nhóm chữ “Quốc Kỳ Việt Nam” hay “Cờ Vàng” trong bản tổng hợp này là “quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ”, để phân biệt với cờ của cộng sản Việt Nam.

Những địa phương (tại Hoa Kỳ, LTS) đã công nhận quốc kỳ Việt Nam.
Với những chiến thắng trong 60 tháng qua, những phái đoàn cao cấp của cộng sản Việt Nam như phái đoàn Phan Văn Khải (Thủ Tướng, 2006), Phạm Gia Khiêm (Phó Thủ Tướng), nhất là phái đoàn Nguyễn Minh Triết (Chủ Tịch, 2007) và Nguyễn Tấn Dũng (Thủ Tướng, 2007) đến thành phố nào trên đất Mỹ mà có Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn, họ thấy cả rừng cờ vàng ba sọc đỏ của chúng ta. Cho nên lănh đạo cộng sản Việt Nam rất nhục. Thêm nữa, Cộng Đồng chúng ta khắp nơi liên tục vận động với các cơ quan chánh quyền địa phương, tin tưởng đến ngày nào đó, quốc kỳ Việt Nam chúng ta ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ, sẽ rực rỡ tung bay trên bầu trời của hầu hết các tiểu bang có Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn dư trú.

Khởi đi ngày 19 tháng 2 năm 2003 từ thành phố Westminster, tiểu bang California, vòng qua các tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây: Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, Hawaii, Indiana, Iowa, Kansas, Louisiana, Massachussetts, Michigan, Minnesota, Mississippi, Missouri, Nebraska, New Mexico, New York, New Jersey, North Carolina, Oklahoma, Ohio, Oregon, Pennsylvania, South Carolina, Texas, Utah, Virginia, và tiểu bang Washington (29 tiểu bang).

Đến ngày 6 tháng 1 năm 2008, quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã được các đơn vị hành chánh địa phương chánh thức công nhận theo thứ tự thời gian, như sau:

1. Ngày 19/2/2003, thành phố Westminster, tiểu bang California. Nghị Quyết 3750.

2. Ngày 11/3/03, thành phố Garden Grove, tiểu bang California. Nghị Quyết 8486-03.

3. Ngày 14/4/03, thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia. Nghị Quyết TR-03-07.

4. Ngày 5/5/03, thành phố Milpitas, tiểu bang California. Nghị Quyết 7300.

5. Ngày 3/6/03, quận hạt Santa Clara, tiểu bang California. Quận Hạt này bao gồm 15 thành phố, kể cả thành phố San Jose, với dân số toàn Quận khoảng1.700.000 người.

6. Ngày 4/6/03, thành phố Hooland, tiểu bang Michigan.

7. Ngày 18/6/03, thành phố Houston, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 17-2003.

8. Ngày 24/6/03, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minesota. Nghị Quyết 03-502.

9. Ngày 7/7/03, thành phố Pomona, tiểu bang California. Nghị Quyết 2003-140.

10. Cùng ngày 7/7/03, quận hạt Fairfax, tiểu bang Virginia.

11. Ngày 15/7/03, tiểu bang Louisiana. Luật số 839. Đây là tiểu bang đầu tiên.

12. Ngày 30/7/03, thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California.

13. Ngày 30/7/03, thành phố Boston, tiểu bang Massachussetts. Nghị Quyết 03-1104.

14. Ngày 8/9/03, thành phố Springfield, tiểu bang Massachussetts.

15. Ngày 12/9/03, thành phố Oklahoma, thủ phủ tiểu bang Oklahoma.

16. Ngày 16/9/03, thành phố El Monte, tiểu bang California. Nghị Quyết 8384.

17. Ngày 16/9/03, thành phố Garland, ngoại ô thành phố Dallas, tiểu bang Texas.

18. Ngày 16/9/03, thành phố Tumwater, tiểu bang Washington. Nghị Quyết R2003-013.

19. Cũng cùng ngày 16/9/03, thành phố Malden, tiểu bang Massachussetts.

20. Ngày 17/9/03, thành phố Rowley, tiểu bang Massachussetts.

21. Ngày 30/9/03, thành phố Grand Rapids tiểu bang Michigan.

22. Ngày 9/10/03, thành phố Lacey, tiểu bang Washington

23. Ngày 8/10/03, thành phố Quincy, tiểu bang Massachussetts.

24. Ngày 20/10/03, thành phố Doraville, tiểu bang Georgia.

25. Ngày 21/10/03, thành phố Olympia, tiểu bang Washington.

26. Cùng ngày 28/10/03, thành phố Lowell, tiểu bang Massachussetts.

27. Ngày 3/11/03, thành phố Norcross, tiểu bang Georgia.

28. Cùng ngày 3/11/03, thành phố Clarkston, cũng tiểu bang Georgia.

29. Cùng ngày 3/11/03, thành phố Dekalb, tiểu bang Georgia.

30. Cũng ngày 3/11/03, thành phố Gwinnett, tiểu bang Georgia.

31. Ngày 4/11/03, thành phố Lawrence, tiểu bang Massachussetts.

32. Ngày 11/11/03, thành phố Arlington, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 03-E-555.

33. Cùng ngày 11/11/03, thành phố Port Arthur, tiểu bang Texas.

34. Ngày 12/11/03, thành phố Rainer, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 461.

35. Ngày 18/11/03, thành phố Marina, tiểu bang California. Nghị Quyết 2003.

36. Ngày 1/12/03, thành phố Puyallup, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 1834.

37. Ngày 6/12/03, thành phố Worcester, tiểu bang Massachussetts.

38. Ngày 8/12/03, thành phố Lakewood, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 2003-29.

39. Ngày 16/12/03, thành phố Fort Worth, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 3017.

40. Ngày 13/1/2004, thành phố Lincoln, tiểu bang Nebraska.

41. Cùng ngày 13/1/04, thành phố Dupont, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 04-279.

42. Cùng ngày 13/1/04, thành phố Wichita, tiểu bang Kansas.

43. Ngày 14/1/04, thành phố San Diego, tiểu bang California. Nghị Quyết R-2004-670.

44. Ngày 27/1/04, quận hạt Pierce, tiểu bang Washington.

45. Ngày 29/1/04, thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania.

46. Ngày 3/2/04, thành phố Grand Prairie, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 3975.

47. Ngày 10/2/04, thành phố South El Monte, tiểu bang California.

48. Ngày 17/2/04, thành phố Stockton, tiểu bang California.

49. Trong cùng ngày 21/2/04, ba văn kiện Resolution của Hạ Viện, Resolution của Thượng Viện, và Proclamation của Thống Đốc tiểu bang New Jersey, công nhận và vinh danh quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ chúng ta. Đây là tiểu bang thứ hai.

50. Ngày 20/2/04, thành phố Hartfort, tiểu bang Connecticut. Nghị Quyết ngày 20/2/04.

51. Ngày 24/2/04, thành phố Centralia, tiểu bang Washington.

52. Cùng ngày 24/2/04, thành phố University Place, tiểu bang Washington.

53. Ngày 28/2/04, thành phố Jersey City, tiểu bang New Jersey.

54. Ngày 15/3/04, thành phố West Hartfort, tiểu bang Connecticut. NQ ngày 15/3/04.

55. Cùng ngày 15/3/04, thành phố Salina, tiểu bang Kansas.

56. Ngày 16/3/04, thành phố Biloxi, tiểu bang Mississippi.

57. Cùng ngày 16/3/04, thành phố Orlando, tiểu bang Florida.

58. Cũng cùng ngày 16/3/04, thành phố Fort Wayne, tiểu bang Indiana

59. Ngày 24/3/04, thành phố Honolulu, thủ phủ tiểu bang Hawaii. Nghị Quyết 04-72.

60. Ngày 1/4/04, thành phố Tampa, tiểu bang Florida.

61. Ngày 12/4/04, thành phố Syracure, tiểu bang New York.

62. Ngày 15/4/04, tiểu bang Virginia. Đây là tiểu bang thứ ba. Luật 1457 ER.

63. Ngày 16/4/04, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Nghị Quyết 2004R-155.

64. Ngày 20/4/04, thành phố Kent, tiểu bang Washingon. Nghị Quyết 1667.

65. Cùng ngày 20/4/04, thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 36154.

66. Ngày 24/4/04, quận hạt Thurston, tiểu bang Washington.

67. Ngày 30/4/04, thành phố Saint Louis, tiểu bang Missouri. Nghị Quyết 16.

68. Cùng ngày 30/4/04, quận hạt Camden, tiểu bang New Jersey.

69. Ngày 4/5/04, thành phố West Valley, tiểu bang Utah. Nghị Quyết 04.

70. Ngày 11/5/04, thành phố Bonney Lake, tiểu bang Washington.

71. Ngày 3/6/04, thành phố Seaside, tiểu bang California.

72. Ngày 7/6/04, thành phố Vancouver, tiểu bang Washington.

73. Ngày 12/6/04, tiểu bang Colorado. Đây là tiểu bang thứ tư.

74. Ngày 15/6/04, thành phố Coral Springs, tiểu bang Florida.

75. Cùng ngày 15/6/04, thành phố Carrollton, tiểu bang Texas.

76. Ngày 19/6/04, tiểu bang Georgia. Đây là tiểu bang thứ năm. Nghị Quyết 1866.

77. Ngày 28/6/04, thành phố Beaverton, tiểu bang Oregon.

78. Ngày 19/7/04, thành phố St. Cloud, tiểu bang Minnesota. Nghị Quyết 2004-7-180.

79. Ngày 20/7/04, thành phố Portland, thủ phủ tiểu bang Oregon.

80. Cùng ngày 20/7/04, thành phố Eagle Mountain, tiểu bang Utah.

81. Ngày 10/8/04, quận hạt Marin, tiểu bang California. Quận Marin có 10
thành phố.

82. Ngày 24/8/04, thành phố Sugar Land, tiểu bang Texas.

83. Ngày 7/9/04, thành phố Missouri, tiểu bang Texas.

84. Ngày 4/10/04, thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana. Nghị Quyết 70.

85. Ngày 29/10/04, tiểu bang Florida. Đây là tiểu bang thứ sáu.

86. Ngày 11/11/04, thành phố Austin, thủ phủ tiểu bang Texas.

87. Cùng ngày 11/11/2004, tiểu bang Texas. Đây là tiểu bang thứ bảy.

88. Ngày 22/11/04, thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina.

89. Ngày 13/12/04, thành phố Albuquerque, tiểu bang New Mexico. NQ R-04-156.

90. Ngày 6/2/2005, thành phố Reading, tiểu bang Pennsylvania.

91. Ngày 1/3/05, tiểu bang Oklahoma. Đây là tiểu bang thứ tám.

92. Ngày 3/3/05, thành phố Kansas, tiểu bang Kansas. Nghị Quyết 050233.

93. Ngày 11/5/05, tiểu bang Minnesota. Đây là tiểu bang thứ chín. Nghị Quyết SR0097 Thượng Viện ký ngày 10/5/05, và Nghị Quyết HR0017 Hạ Viện ký ngày 11/5/05.

94. Ngày 17/5/05, thành phố San Jose, tiểu bang California.

95. Ngày 18/5/05, thành phố San Antonio, tiểu bang Texas.

96. Ngày 10/6/05, thành phố Greenville, tiểu bang South Carolina.

97. Ngày 14/6/05, thành phố Columbus, tiểu bang Ohio. Nghị Quyết ngày 14/06/06.

98. Ngày 5/10/05, thành phố Greer, tiểu bang South Carolina. Trước đó, tuy chưa chánh thức, nhưng quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã phép treo vĩnh viễn trên kỳ đài trong công viên Victor Memorial Veterans Park của thành phố Greer từ ngày 23/8/05.

99. Ngày 28/01/2006, thành phố Allentown, tiểu bang Pennsylvania.

100. Ngày 26/4/06, thành phố Pennsauken, tiểu bang New Jersey. Nghị Quyết 126-06.

101. Ngày 3/6/06, quận hạt San Diego, tiểu bang California.

102. Ngày 5/8/2006, tiểu bang California. Đây là tiểu bang thứ 10 Thống Đốc Arnolt Schwarzenegger đã ký Executive Order S-14-06 (Sắc Lệnh) tại khu Little Saigon, Nam California lúc 10 giờ 30 sáng.

103. Ngày 19/8/06, tiểu bang Ohio. Đây là tiểu bang thứ 11. Tiểu bang Ohio có hai Nghị Quyết do ông Thống Đốc ký ngày 30/7/05 và ngày 19/8/06. Được giải thích rằng, NQ 30/7/05 có sự chống đối nên tiểu bang giữ lại, mãi đến ngày 19/8/06 ông Thống Đốc ký một NQ nữa, và tiểu bang phổ biến cả hai bản.

104. Ngày 10/11/06, thành phố San Francisco, tiểu bang California. Nghị Quyết 642-06. Tổng Lãnh Sự cộng sản Việt Nam tại San Francisco, đã chạy đôn chạy đáo vận động khắp nơi để ngăn chận Nghị Quyết này nhưng đã thất bại như đã từng thất bại khắp mọi nơi.

105. Ngày 3/12/06, thành phố Davenport, tiểu bang Iowa.

106. Ngày 16/12/06, tiểu bang Michigan. Nghị Quyết SA 148 ngày 16/12/07của Thượng Viện và Nghị Quyết HR 16 ngày 21/3/07 của Hạ Viện. Đây là tiểu bang thứ 12.

107. Ngày 13/4/07, tiểu bang Oregon. Nghị Quyết ký ngày 13/4/07, chánh thức trao cho Cộng Đồng Việt Nam Oregon ngày 23/4/07 tại văn phòng ông Thống Đốc. Đây là tiểu bang thứ 13.

108. Ngày 26/4/07, tiểu bang Nebraska. Tuyên Cáo của ông Thống Đốc ngày 25/4/07, và chánh thức trao cho ông Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam tại đây. Đây là tiểu bang thứ 14.

109. Ngày 30/4/07, tiểu bang Utah. Tuyên Cáo (Declaration) của Thống Đốc
tiểu bang. Đây là tiểu bang thứ 15.

110. Ngày 29/5/07, thành phố Rosemead, tiểu bang California.

111. Và ngày 1/1/2008, thành phố Sunnyvale, tiểu bang California.


112. 18/1/2011 - Thành phố Raleigh và vùng phụ cận

*****


Sơ kết 111 địa phương đã công nhận quốc kỳ Việt Nam chúng ta, gồm: 15 tiểu bang, 7 quận hạt, 89 thành phố.

Và 111 địa phương này thuộc 29 tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây:

* Tiểu bang California và 3 quận hạt (QH) với 15 thành phố (TP).

*Tiểu bang Colorado.

* Connecticut có TP.

* Tiểu bang Florida và 3 TP.

* Tiểu bang Georgia và 5 TP.

* Hawaii có 1 TP.

* Indiana có 2 TP.

* Iowa có 1 TP.

* Kansas có 3 TP.

* Tiểu bang Louisiana.

* Massachussetts có 8 TP.

* Tiểu bang Michigan và 2 TP.

* Tiểu bang Minnesota và 3 TP.

* Mississippi có 1 TP. Missouri có 1 TP.

* Tiểu bang Nebraska và 1 TP.

* New Mexico có 1 TP. New York có 1 TP.

* Tiểu bang New Jersey với 1 QH và 2 TP.

* North Carolina có 1 TP.

* Tiểu bang Oklahoma và 1 TP.

* Tiểu bang Ohio và 1 TP.

* Tiểu bang Oregon và 2 TP.

* Pennsylvania có 3 TP.

* South Carolina có 2 TP.

* Tiểu bang Texas và 11 TP.

* Tiểu bang Utah và 2 TP.

* Tiểu bang Virginia với 1 QH và 1 TP.


* Sau cùng là Washington State với 2 quận hạt và 13 thành phố.


Nhìn lại lịch sử thế giới, hầu như hiếm có trường hợp một quốc gia không tồn tại mà quốc kỳ của quốc gia đó vẫn tồn tại trong những trường hợp khác nhau trên thế giới như quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta.
Vậy, với đà chiến thắng này, mong rằng Cộng Đồng chúng ta khắp nơi liên tục vận động với chánh quyền địa phương, để nhanh chóng mở rộng diện tích mà quốc kỳ chúng ta chánh thức tung bay trên bầu trời liên bang Hoa Kỳ. Và những chiến thắng trong trận chiến này, trong một mức độ nào đó, đã thể hiện nhãn quan của những nhà chính trị trong những cơ quan lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ cấp địa phương, vì những bài học kinh nghiệm trong sinh hoạt chính trường cho thấy sự kiện chính trị nào cũng mang theo nét nhìn riêng của nó.

Người tổng hợp xin được góp lời vinh danh và cám ơn quí vị cùng quí bạn trẻ, đã vận động thành công với các cơ quan chánh quyền địa phương cho “Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ” của Cộng Đồng chúng ta, và hành động đó đã góp phần tạo nên bản tổng hợp này./.


Houston, 30 tháng 1 năm 2008.
Phạm Bá Hoa tổng hợp



LTS: Ngoài việc quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ hạ nhục cờ máu màu đỏ sao vàng, Cộng sản VN còn bị ê chề trên khắp thế giới với biết bao tượng đài, kỳ đài, bia và đài tưởng niệm nạn nhân của Ngày Quốc Hận do họ tạo ra, và đã tìm đủ mọi cách xóa bỏ, đục khoét ... để lấp liếm tội ác.

Xin xem tiếp theo đây một vài đoạn văn trích trong bài viết trên của tác giả là cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa.

1. Bia tưởng niệm trên đảo Bidon và đảo Galang.

Tháng 3 năm 2005, vào khoảng 150 đồng hương trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản từ Australia, Canada, Hoa Kỳ, và Thụy Sĩ, cùng hội ngộ tại Malaysia và Indonesia để thăm lại những ngôi mộ của những thân nhân hoặc bạn đồng hành đã vượt thoát chế độ cộng sản độc tài trên hành trình tìm tự do, nhưng đã nằm lại trong lòng đất nơi đây! Cũng là cơ hội cùng nhau dựng “Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân” trên đảo Bidong (của Malaysia) và đảo Pulau Galang (của Indonesia). Bia có kích cở, ngang 1 thước và cao 3 thước, do công ty Bold Express của Singapore làm trung gian với công ty Bida cung cấp.

Theo báo Jakarta Post ngày 20/6/2005 tại thủ đô Indonesia, ông Trần Đức Lương, Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã yêu cầu Tổng Thống Indonesia (ông Susilo) khẩn cấp phá bỏ bia tưởng niệm trên đảo Pulau Galang vì đã xúc phạm đến Việt Nam. Nhân viên bảo trì công viên, ông Mursidi nói với phóng viên rằng: “Lệnh phá bỏ bia tưởng niệm phải thực hiện ngay tức khắc, đến mức phải dựng mái lều dưới cơn mưa trong đêm tối, để làm công việc đục bỏ phần có những hàng chữ trên bia.” Còn Anne Oh, người điều hợp công ty Bold Express cho biết: “Chánh phủ cộng sản Việt Nam không chỉ đòi phá bỏ bia tưởng niệm tại Galang, mà họ còn đòi phá bỏ bia trên đảo Bidong bên Malaysia nữa”.

Hành động của lãnh đạo cộng sản Việt Nam, chứng tỏ họ rất sợ những chứng tích nói lên tội ác của họ, dù chứng tích đó thể hiện qua những vật thể nào ở bất cứ nơi đâu, nhưng cả cái Bộ Chính Trị cộng sản Việt Nam, không bao giờ và cũng không thể nào phá bỏ được những chứng tích tội ác của họ trong mỗi người Việt Nam không cộng sản. Hơn thế nữa, mỗi người Việt Nam tị nạn cộng sản là “tấm bia sống” tố giác vô vàn tội ác của nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam!

2. Bia tưởng niệm tại Genève, Thụy Sĩ.

3. Bia tưởng niệm tại Liège, Bỉ.

4. Tượng đài tưởng niệm tại Hamburg, Đức quốc.

5. Bia tưởng niệm tại Troisdorf, Đức quốc.

6. Tượng đài tại Ottawa, Canada.

7. Tượng đài tại Nam California, Hoa Kỳ.



SOURCE:
http://namkyluctinh.org/a-lichsu/quochieuvn/phambahoa-dunglaiquocky.htm