Bài viết sưu khảo này
dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ
1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng ở miền Nam. Từ ngôi
trường đơn sơ trong xóm nhỏ rồi bước sang ngưỡng cửa tiểu học, trung học,
đại học trong suốt một quá trình dài 15 năm, trong mỗi giai đọan đánh dấu
bằng sự xét nghiệm với những mảnh bằng hay chứng chỉ tốt nghiệp mà các
cơ quan giáo dục cấp phát .Với những chứng chỉ mảnh bằng ấy những
người tốt nghiệp đã tham gia vào đời sống kinh tế, cộng đồng xã hội
giáo dục một cách hiệu quả và thành công.
Bài viết sẽ không đề
cập chuyên sâu về lịch sử, khía cạnh chính trị, triết lý và hệ thống tổ
chức của nền giáo dục miền Nam (Thời Pháp thuộc cũng như thời Việt Nam
Cộng Hòa) vì những khía cạnh này đã được đề cập đến từ khá nhiều
tài liệu trên mạng cũng như sách vở.
Ngày 21/12/1917 Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ký nghị định ban hành tổng
quy chế nền học chính toàn cõi Đông Dương. Văn bản được xem như bộ luật giáo
dục với mục tiêu thống nhất nền giáo dục bản xứ, tiến tới xóa bỏ nền giáo dục
cũ.
Hệ thống Giáo Dục Pháp
Cho Người Bản Xứ (Enseignement Franco-Indigène), thường được gọi là Giáo Dục
Pháp-Việt được dựa vào hệ thống giáo dục của chính quốc, đã được người Pháp ở
Việt Nam điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh và thực tế tại Việt Nam. Tuy
tiếng Pháp vẫn dùng là chính ngữ, tiếng Việt là phụ ngữ, mục tiêu
tối hậu là loại bỏ Nho học và thay thế dần bằng một hệ thống giáo dục
phục vụ cho người bản xứ và guồng máy cai trị.
Hệ thống giáo dục mới
được hình thành sau khi Pháp chiếm Nam kỳ. Với Hòa ước Giáp Tuất 1874 Nam
kỳ trở thành thuộc địa Cochinchine và Hòa ước 1883-84 Patenôtres đặt Bắc kỳ
-Tonkin và Trung Kỳ-AnNam dưới quyền bảo hộ. Mặc dù triều đình Nguyễn được cai
trị ở Huế, nhưng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Toàn Quyền Đông Dương.
Tưởng cũng xin nhắc lại Liên Bang Đông Dương-L’Indochine gồm Lào, Cao
Miên và ba miền của Việt Nam, cơ sở đầu não đặt tại Hà Nội, dưới
quyền của Toàn Quyền Đông Dương.
Năm 1864 là kỳ thi Hương
cuối cùng ở Nam kỳ tổ chức ở ba tỉnh miền Tây trước khi bị Pháp chiếm.
Từ 1878 chữ Hán trong giấy tờ công văn của các cơ quan hành chánh được thay
thế bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Ở Bắc kỳ và Trung kỳ, dưới quy chế bảo hộ,
sự thay đổi về giáo dục chậm hơn. Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc là năm Ất Mão
1915, và ở Huế năm Mậu Ngọ 1918. Tuy vậy mãi đến năm 1932 bộ máy quan lại của
triều đình mới bỏ việc dùng chữ Hán và thay thế bằng chữ Pháp hay chữ quốc ngữ.
Người viết xin ghi
nhận sự đóng góp của bạn bè đồng môn khắp nơi trên thế giới. Hy
vọng những tư liệu này được xem là tài liệu tham khảo quý báo cho
các thế hệ sau cũng như một chút tâm tình cuả một thời vàng son trẻ
tuổi dùi mài kinh sử trong những mái trường trước 1975.
Phần A: Nền Giáo Dục ở
miền Nam trước năm 1954- thời Pháp thuộc
Trước năm 1954, tuy có
nhiều biến chuyển theo vận nước nổi trôi, nhưng chương trình Pháp- Việt
Franco-Indigènes căn bản là hệ thống giáo dục tại Việt Nam trong suốt thời
kỳ Nam Kỳ thuộc địa, Trung Kỳ và Bắc Kỳ bảo hộ . Song song với chương
trình này còn có chương trình chinh quốc Pháp áp dụng cho một số
trường được mở ra để phục vụ người Pháp và những người có quốc
tịch Pháp trong thời gian đầu. Điển hình như trường Chasseloup Laubat
Sài gòn(1874),trường trung học Albert Sarraut ở Băc Kỳ (1908), Yersin ở
Đà Lạt (1935). Cả 3 trường này bắt đầu cũng được hình thành từ bậc tiểu học
trước rồi sau mới đến bậc Tú Tài.
Làm nòng cốt cho hệ
thống giáo dục Pháp-Việt-Franco-Indigène phổ thông cho người Việt, người
Pháp đã cho xây dựng một số trường như trường trung học Le Myre de Vilers
ở Mỹ Tho (1879), Collège de Cantho (1917) trường Quốc Học Huế (1896), trường
trung học Bảo Hộ (Collège du Protectorat) tức trường Bưởi Hà Nội (1908) ). Ba
trường này khi mới mở chỉ có bậc tiểu học đến vài chục năm sau mới có 2
trường Quốc Học Huế và trường Bưởi giảng dạy bậc Tú Tài.
Thống Đốc Nam Kỳ
Le Myre de Vilers ̣(xem hình ̣95), người chú trọng mở mang giáo dục
Pháp-Việt đã cho mở trường trung học đầu tiên và duy nhất cho cả Miền Nam
vào cuối thế kỷ XIX lấy tên Collège de Mytho. Trường bắt đầu chỉ có hai năm
học sau đó tăng lên bốn năm đầu thế kỷ XX được đổi tên là Collège Le
Myre de Vilers.
Chương trình Pháp-Việt gồm có ba bậc học: Tiểu học,
Trung học và Đại học. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours
Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba hay lớp
Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học tiểu học, học
xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Certificat d’Etudes Primaire
Elémentaire).
Sau cấp Sơ học là cấp Tiểu học gồm ba lớp: lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen
de 1ère Année), lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen de 2è Année), và lớp Nhất
(Cours Supérieur). Xong lớp Nhất, học sinh thi lấy bằng Tiểu học (Certificat
D’Etude Primaire Complémentaire Indochinois, viết tắt là C.E.P.C.I).
Sau bằng Tiểu học, học sinh phải học lên bốn năm nữa rồi thi bằng Cao
Đẳng Tiểu học, tiếng Pháp là Diplôme d’Etudes Primaire Superieur
Franco-Indigènes, còn gọi là Brevet primaires , người Việt gọi là bằng
Thành Chung, bằng Diplôme.
Ai thi đậu mới được học lên bậc Trung học-còn gọi là bậc Tú Tài. Bậc
này gồm ba năm, năm thứ nhất, năm thứ hai-Bac 1ere và năm thứ ba- Bac
2ème
Kể từ cuối thập niên 1920, chương trình thi bậc Tú Tài đã được Nha Học chính
Đông Pháp quy định, gồm hai kỳ thi cách nhau một năm, kỳ thi lấy bằng Tú Tài I
hay Tú Tài bán phần (Baccalauréat Première Partie) và kỳ thi Tú Tài II hay Tú
Tài toàn phần (Baccalauréat Deuxième Partie, gọi tắt là Bac). Người dự thi Tú
Tài toàn phần bắt buộc phải có bằng Tú tài bán phần
Tú Tài toàn phần –Pháp-Việt còn gọi là Certificat de Fin d’Etudes
Secondaire Franco-indigènes
Tú Tài toàn phần
Pháp chính thống còn có tên là Diplôme du Baccalaureat de l’enseignement
du second degré.
Hình 1: Bằng cấp, chứng chỉ thời Pháp-trước 1954.
Với việc cải cách giáo
dục, việc đưa chữ quốc ngữ vào tiểu học đã giúp trẻ nhanh chóng biết đọc, biết
viết so với việc học chữ Hán khó nhớ. Chương trình học bao gồm cả khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh các trường phổ thông, Pháp còn lập ra trường
dạy nghề để học sinh khi học xong tiểu học có thể chọn học nghề.
Thời kỳ 1945-1955,
tình hình giáo dục rất phức tạp. Pháp vẫn chỉ đạo nền giáo dục tại Nam Kỳ,
nhưng giữa Pháp và các nước liên hiệp Đông Dương cũng đã ký hiệp ước chuyển
giao các cơ quan giáo dục và văn hóa từ năm 1949. Đa số các trường đại
học, cao đẳng Pháp thành lập, đặt tại Hà Nội cho toàn các xứ Đông
Dương, được dời vào miền Nam sau hiệp định Genève 1954.
Đặc biệt tại Saigon,
hai trường trung học theo chương trình Pháp-Việt đầu tiên được thành lập
là trường Áo Tím-Gia Long và trường Petrus Trương Vĩnh Ký.
Trường L’école des
Jeunes Filles Indigènes) Áo Tím –Gia Long xây dựng xong năm 1915
được Toàn Quyền Ðông Dương Ernest Nestor Roume và Thống Ðốc Nam Kỳ Courbeil
cắt băng khánh thành và khai giảng khóa đầu tiên. Trường dạy hai cấp. Sơ học
và Tiểu học. Cuối năm Sơ học, học sinh phải thi lấy chứng chỉ Sơ học yếu
lược ( Certficat d’Etudes Primaires Elementaires Franco-Indigènes), sau đó
học thêm ba năm thi bằng Tiểu học yếu lược . CEPCI (tức Certificat
d’Études Primaire Complémentaire Indochinoise). Năm đầu tiên chỉ có 42 nữ học
sinh trong bộ đồng phục áo dài tím. Tên trường Áo Tím bắt đầu từ
đó.
Ðến tháng 9 năm 1922,
trường được nâng lên cấp Cao đẳng tiểu học (tương đương với bậc Trung
Học Ðệ Nhứt Cấp sau này). Toàn Quyền Albert Sarraut khai giảng lớp đầu tiên
của bậc Cao đẳng tiểu học và đổi tên trường là Collège des Jeunes Filles
Indigènes .
Thời Nhật trở lại
Đông Dương, năm 1940, trường đổi tên thành trường trung học Gia Long. Tên
trường tồn tại mãi đến sau năm 1975 với tên mới Nguyễn thị Minh Khai.
Hình 2: Trường Gia Long,
Trường Petrus Ký.
Thống Đốc Nam Kỳ B.de
La Brosse ký nghị định 18-12-1927 thành lập trường trung học Pháp Việt
mang tên “Petrus Ký trung-học đường”.
Tiền thân của trường Petrus Ký có tên là Collège de Cochinchine (một
phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat (hiện nay là Lê Quý Đôn), dành
cho học sinh người Việt Nam
Ngày 11-8-1928, khi trường mới xây dựng xong ở vị thế ngày nay, trường
khởi đầu chỉ dạy bậc Cao đẳng tiểu học, mang tên Lycée Pétrus Trương Vĩnh
Ký-Petrus Ký trung học đường- khai giảng năm học đầu tiên tháng 9,
1927-1928 với 4 lớp học với hơn 200 học sinh chuyển qua theo học chương
trình Pháp và Pháp Việt từ trường Collège de Cochinchine (Ngoại
trưởng và Chủ Tịch Thượng Viên VNCH Trần Văn Lắm là một trong những
học sinh khóa đầu tiên 1927-1928. Ông mất tại Canberra Úc năm 2001). Vào
năm 1953, trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký là ngôi trường trung học công
lập duy nhứt của Sài Gòn dành cho nam sinh, dạy về văn hóa của chương trình
Trung học Việt Nam.
Nếu đứng ngay trước cổng chánh trên đại lộ Cộng Hòa, hiện nay là đường Nguyễn
Văn Cừ vẫn còn cổng xây dựng bằng gạch kiên cố với 2 cột cao độ 4m trên
có khắc 2 câu chữ Hán “Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt, Tây Âu Khoa Học
Yếu Minh Tâm.” Phía trên có khắc tên “Trường Trung Học Petrus Ký.”. Sau 1975,
trường có tên Lê hồng phong.
Bằng cấp chương trình
chính quốc Pháp
Chương trình giáo dục
Pháp chính quốc được áp dụng cho các trường dạy học trò người Pháp
và những người có quốc tịch Pháp.
Hình 3: Bằng Tiểu học yếu lược (Tiểu học)
chương trình Pháp-Certificat d’études primaires élémentaires” (CEPE) –cấp
cho cô học trò người Pháp Colette Parlet ở Cái Bè, Nam Kỳ, bằng
cấp chính quốc Pháp của Département du Var –Academie D’Aix.
Bằng cấp chương trình
Pháp-Việt Franco-Indigènes
Thời này những người
tốt nghiệp với bằng Tiểu Học được xem có học thức khá, nói tiếng
Pháp khá thông thạo, thường làm ”thầy thông thầy ký” .Những người có
bằng Cao Đẳng Tiểu học được xem có trình độ học thức cao, thường
đãm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ sở Pháp Việt.
A1-Bậc Tiểu học-Cao
đẳng Tiểu Học
Hình 4: Văn bằng Tiểu Học cấp ở Nam Kỳ thuộc địa
Cochinchine 1933
https://musee-ecole-montceau-71.blogspot.com/2019/03/lecole-dans-lalgerie-francaise.html
Hình 5: Văn bằng Tiểu Học cấp ở Bắc Kỳ
Bảo Hộ -Protectorat du Tonkin 1929
Hình 6: Văn Bằng Tiểu Học cấp ở Bắc Kỳ Bảo Hộ
-Protectorat du Tonkin 1934
Hình 7.Bằng Sơ Đẳng Tiểu Học hay Tiểu Học Yếu
Lược 1915-Certificat d’Etudes Primaires –Franco Indigènes cấp thời Đông Pháp
Liên Bang Đông Dương-Bắc Kỳ Bảo Hộ (Protectorat du Tonkin).
Đây không phải là bằng Sơ Học Yếu Lược-Certficat
d’Etudes Primaires Elementaires Franco-indigènes
Hình 8: Văn bằng Tiểu học yếu lược bản xứ
Certificat d’Etudes Primaires –Franco Indigènes thời Đông Pháp –cấp bởi
Thủ Hiến Trung Kỳ Bảo Hộ
(Protectorat de L’Annam)
Hình 9: Bằng cấp tiểu học bổ túc cấp bởi bộ trưởng
Giáo Dục của Chính Phủ Đại Nam dưới thời vua Bảo Đại năm 1939. Bằng
này đòi hỏi người tốt nghiệp học thêm một năm sau khi có bằng Tiểu
Học ̣để đi dạy học hoặc đảm nhiệm trọng trách cao hơn.
Hình 10: .Văn bằng Tiểu Học
bổ túc cấp ở Nam Kỳ thuộc địa Cochinchine 1940s
A2-Bậc Trung Học
Hình 11:. Bằng Diplôme-còn gọi là Brevet primaires-
Người Việt gọi là bằng Thành Chung. Bằng này cấp cho học
sinh người Pháp ở Pháp.
Hình 12. Văn bằng Diplôme D’Etudes
Complimentaires-Franco-Indigènes- tương đương bằng Brevet-Thành Chung -cấp
cho học sinh theo hệ thống Giáo Dục Pháp Việt
thời Liên Bang Đông Dương 1919.
Hình 13: Văn bằng Diplôme D’Etudes
Complimentaires-Franco-Indigènes- tương đương bằng Brevet-Thành Chung -cấp
cho học sinh theo hệ thống giáo dục Pháp Việt thời Liên Bang Đông
Dương 1923
Hình 14: Diplôme D’etudes Primaires Superieures-Cao
đẳng Tiểu Học, còn gọi là bằng Thành Chung.
Văn bằng cuối cùng này cấp bởi Toàn Quyền Đông Dương ngày 31/5/1945
sau khi Nhật chiếm Đông Dương ngày 9 Tháng Ba 1945
Hinh 15: Mẫu bằng Tú Tài II chương trinh Pháp cấp
bởi Academie de Rennes cho học sinh tốt nghiệp các trường như Lê Quý
Đôn, Marie Curie, Saigon
A3-Bậc Đại học thời
Pháp Thuộc
Hình 16: Bằng tốt nghiệp Đại học Khoa học
Ứng dụng chuyên ngành Công Chánh do Chính phủ Đông Dương
cấp năm 1926. Người được cấp bằng này đã theo học ở trường Cao Đẳng
École des Sciences Appliquées Hà Nội
Hình 17: Văn Bằng tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư
Phạm Đông Dương, Hà Nội 1928
Phần B. Hệ thống giáo
dục thời Quốc Gia Việt Nam và thời Việt Nam Cộng Hòa sau năm 1955
Quốc gia Việt Nam là một
chính phủ thuộc Liên bang Đông Dương Pháp, tuyên bố chủ quyền toàn bộ lãnh thổ
Việt Nam, tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1948 đến 1955. Thủ đô đặt tại Sài
Gòn.
Hình 18. Bằng cấp Sơ Đẳng Tiểu Học-Bằng Tiểu
Học (Certificat d’Etudes Primaires Franco-Indigenes) dưới thời thủ tướng
Nam Việt Trần Văn Hữu 1951.
Người tốt nghiệp có thể làm thầy thông, thầy ký rồi, nếu học thêm 4
năm nữa thì có thể dự thi bằng Cao Đẳng Tiểu Học tương đương với bằng
Thành Chung hay Trung Học đệ nhất cấp.
Hình 19: Bằng Tiểu Học do Nha Học Chính Nam
Việt cấp 1952
Sau hiệp định Genève
20/7/1954, người Pháp trả lại độc lập cho toàn Việt Nam. Miền Nam và một
nửa Trung Kỳ từ vĩ tuyến thứ 17 trở về Nam, được giao cho chính phủ Quốc
Gia với quốc trưởng Bảo Đại lảnh đạo, sau đó Đệ nhất Cộng hòa ra đời
1955 với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chương trình giáo dục VNCH dưạ trên
chương trình Pháp Việt để lại, cũng gồm ba bậc Tiểu học: 5
năm, gồm lớp năm, tư, ba, nhì và nhất. Cuối lớp nhât có kỳ thi lấy
bằng tiểu học
Trung học: 7 năm gồm hai cấp Trung học Đệ Nhất Cấp gồm các lớp
Đệ Thất, Lục, Ngũ và Tứ, cuối năm Đệ Tứ thi Bằng Trung Học Đệ Nhất
Cấp. Kỳ thi này học sinh phải đậu cả phần thi viết và vấn đáp. Tuy
nhiên phần thi vấn đáp được loại bỏ 1959-60 và kỳ thi Trung Học Đệ
Nhất Cấp được bỏ hẳn 1966-67.
Trung học Đệ Nhị Cấp gồm ba lớp Đệ Tam, Nhị và Nhất. Cuối lớp Đệ
Nhị phải qua kỳ thi Tú Tài I học sinh phải đỗ Tú Tài I mới được tiếp
tục lên đệ Nhất để thi Tú Tài II. Kể từ năm 1973 trở kỳ thi Tú tài I
được bải bỏ, chỉ còn phải thi tú tài II gọi là Tú Tài toàn phần phổ
thông bằng hình thức thi trắc nghiệm và được chấm thi bằng máy điện toán IBM
Đại Học: Người có bằng Tú Tài II được ghi tên theo học hoặc
thi tuyển vào các phân khoa thuộc Viện Đại học, các trường Cao Đẳng
và Chuyên nghiệp như Hoc Viện Quôc Gia Hành Chánh, Trường Vỏ Bị Liên
Quân Đà Lạt…
Một điểm đáng chú ý trong giai đoạn chuyển tiếp của chương trình
giáo dục Pháp Việt trước 1954 và chương trình Giáo Dục Việt Nam Cộng
Hòa, cuối năm Tiểu học, xong lớp Năm học sinh không đậu thi tuyển vào
ngay lớp Đệ Thất trường công Trung Học miển phí, có thể học trường tư
hoặc trải qua một lớp trung gian là lớp Tiếp liên (Cours Certifié) để năm
sau thi lại có cơ hội tốt
B1. Tiểu Học
Hình 20: Học trò lớp Tư 1954 trường Chi Lăng trên
đường Chi Lăng-gần trường Vẽ Trang trí Mỹ Nghệ Thực Hành Gia Định
Hình 21: Bằng cấp Tiểu học
thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa 1960 cấp cho học sinh
tốt nghiệp trường tiểu
học.
B2-Trung Học Đệ Nhất Cấp
Trung học đệ nhất cấp
bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ). Học
sinh muốn vào đệ Thất trường trung học công lập phải qua kỳ thi tuyển
khó khăn, nếu không phải vào hệ thống trường tư phải trả học phi.
Học xong năm lớp 9 thì
thi bằng Trung học đệ nhất cấp (tiếng Pháp: brevet d’etudes du premier cycle).
Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp (xem hình 24). Năm 1959 bỏ
phần vấn đáp rồi đến niên học 1966–67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ
thi Trung học đệ nhất cấp.
Hình 22: Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp 1960
Hình 23:Chứng chỉ Trung Học Đệ Nhất Cấp 1963
Hình 24.Chương Trình môn thi Viết và Vấn đáp cho
bằng Trung Học Đệ Nhất cấp
Hình 25: Chứng chỉ cuối cùng Trung Học Đệ
Nhất cấp 1967
sau đó kỳ thi này được bãi bỏ.
B3 Trung học Đệ Nhị Cấp
-Bậc Tú Tài
Chương trinh Tú tài
gồm ba năm học đệ Tam, Nhị, Nhất. Cuối năm đệ Nhị thi Tú Tài I, phải
đậu Tú Tài I mới được tiếp tục lên đệ Nhất để thi Tú Tài II. Tú Tài
I được bãi bỏ năm 1973.
Vào đầu thập niên 1960 ngoài phần thi viết còn có phần thi vấn đáp. Phần vấn
đáp này được bãi bỏ kể từ năm 1968.
Cũng nên biết Tú Tài phổ thông, học sinh có thẻ chọn Ban. Ban A cho
khoa học thực nghiệm, Ban B thiên về Toán + Lý Hóa, Ban C về Văn Chương
và ban D về Cổ Ngữ.
Song song với bằng Tú Tài phổ thông, còn có bằng Tú Tài Kỹ Thuật
(xem hình 34), cho học sinh thuộc hệ thống trường chuyên nghiệp kỹ
thuật, điển hình như trường Kỹ Thuật Cao Thắng, Nguyễn Trường Tộ ở
Sài Gòn, le Bac- Baccalaureat Tú Tài Pháp (cho học sinh chương trình
Pháp như các trường Lê Quý Đôn, Taberd… ) bằng cấp do cơ quan giáo dục
Pháp cấp. Học sinh chương trình Pháp có thể tham dự kỳ thi Tú Tài
phổ thông như học sinh hệ Tú Tài phổ thông. Thời gian học của các hệ
Tú Tài là 3 năm.
Hình 26: Tiền thân của trường Kỹ thuật Cao
Thắng- đường Đỗ Hữu Vị-
Huỳnh Thúc Kháng (hình bên phải) và trường Nguyễn Tường
Tộ-đường Hồng Thập Tự
Hình 27.Chứng chỉ Tú Tài I ban A thời Đệ Nhị
Cộng Hòa 1972
Hình 28: Chứng chỉ Tú Tài I ban C thời Đệ Nhị
Cộng Hòa 1966
Hình 29: Chứng chỉ Tú Tài II
Ban B dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa 1959
Hình 30: Chứng chỉ Tú Tài II ban C, D thời Đệ
Nhất Cộng Hòa 1962
Hình 31.Chứng chỉ Tú Tài Hai ban A, 1971.
Hình 32: Chứng chỉ Tú Tài
Phần Hai-Ban A qua cuộc thi trắc nghiệm bằng Công Nghệ IBM 1972
Đầu những năm 1970, Nha
Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán
hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng
tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm
được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm
chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục
lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm
trung bình, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng
trúng tuyển…
Ngoài chương trình
giáo dục phổ thông, còn có chương trình gíáo dục chuyên nghiệp, điển
hình là học sinh có thể theo học và được cấp những chứng chỉ
như sau:
Hình 33: Chứng chỉ Tú Tài II đặc biệt cấp trong
kỳ thi đua Trung Học toàn quốc,
ngành Địa Lý, hạng Đương Nhiên 1966
Người được cấp chứng
chỉ này đoạt giải nhất trong cuộc thi đua Trung Học Toàn Quốc VNCH về
môn Địa Lý năm 1966. Ḥạng Đương Nhiên được xem như giữa hạng Bình và
Ưu của Tú Tai Hai phổ thông.
Hình 34: Bằng Tú Tài II Kỹ
thuật, ngành Công Nghệ 1972
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP