Saturday, March 17, 2012
Tuesday, March 13, 2012
Saturday, March 10, 2012
VIỆT KHANG - NGƯỜI CON YÊU ĐẤT VIỆT
Thơ Như Thương - Minh họa: Huynh XLarge
VIỆT KHANG - NGƯỜI CON YÊU ĐẤT VIỆT
Anh ở đâu trong tù ngục tối tăm
Anh ở đâu giữa gông cùm xiềng xích
Anh ở đâu trong hung tàn, bạo nghịch
Anh ở đâu giữa quyền lực, hờn căm
Việt Khang ơi, bạn bè anh trông ngóng
Dõi bóng anh từ nốt nhạc đắng lòng
Từ trái tim đầy ắp một dòng sông
Từ cung bậc tràn yêu thương nòi giống
Anh lớn dậy từ nôi tình hò hẹn
Nên tiếng ca thấm đẫm những ngọt ngào
Nay ngậm ngùi, nước mắt vỡ thương đau
Trong lời hát " Tiếng dân tôi" uất nghẹn
Việt Khang ơi, bước chân anh khơi dậy
Diên Hồng xưa thuở dựng nước, dựng cờ
Thuở cha ông ta gìn giữ cõi bờ
Anh tiếp nối. Thoát xích xiềng. Vùng vẫy
Việt Khang hỡi, người con yêu đất Việt
Tên của anh mang hồn Việt oai hùng
Bước chân anh xô bạo lực chuyển rung
Để quê mẹ mãi ngàn sau xanh biếc
Như Thương
(9/3/2012)
Labels:
Thơ minh hoạ
Sunday, March 4, 2012
Cảm nghĩ bạn thơ s@ khi đọc bài " Bụi Đỏ Si Mê"
Bụi đỏ là một danh từ cụ thể, si mê là một hình dung từ. Khi cho chúng hôn phối với nhau sẽ trở thành một cụm từ đặc biệt dành cho những ai đã từng có một tuổi vừa chớm yêu ở cái vùng đất đỏ ba-dan ấy mới “có thể” hiểu thấu ý nghĩa của nó. Lúc ấy chỉ biết yêu theo đúng nghĩa của tiếng yêu, không hề có những toan tính nào khác chen lấn vào. Phải là lớp bụi đỏ trên những con-đường-đất-dệt-chiêm-bao cuốn theo những bước chân son vừa độ tuổi trăng tròn mới trở thành một nỗi ám ảnh đi dọc suốt một đời người, chớ nếu chỉ là một lớp bụi đỏ cuốn theo những bánh xe lăn trên đường phố trải nhựa thì có nghĩa gì đâu? Tuổi mới lớn với những tình cảm tinh khôi trong suốt đã tiếp nhận chúng và ghi vào trang vở đời trắng muốt của mình, chúng không thể phai nhạt dù đã trôi qua theo năm tháng chập chùng.
Vì sao người ta hay dùng chữ Thi Ca? Chiết tự ra ta biết Thi là nói về Thơ và Ca là Ca hát. Có thể là những câu thơ với từ ngữ bóng bẩy trau chuốt vần điệu khi đọc lên ta có cảm giác nó đã biến thành giai điệu của một bài ca, cũng có thể là giữa Thơ và Nhạc đã bổ trợ cho nhau thành những tác phẩm để đời. Tôi nghĩ, âm nhạc dễ đi vào tâm hồn con người và mức độ “sống sót” của nó dài hơi hơn những bài thơ. Mấy ai thuộc hết bài thơ Tự Tình Dưới Hoa của Đinh Hùng, nhưng đã có rất nhiều người thuộc bài hát Mộng Dưới Hoa được Phạm Đình Chương phổ nhạc từ bài thơ ấy! Nói về những tác phẩm âm nhạc của Trịnh Công Sơn, phần đông cho rằng trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhưng nếu tách riêng những ca từ trong các tác phẩm âm nhạc ấy, quả tình có những bài hát không sao hiểu thấu ca từ bởi đôi chỗ rất mơ hồ, đứt khúc chỉ riêng tác giả mới hiểu được; nhưng nhờ có âm nhạc đã chắp thêm đôi cánh mà biết bao thế hệ nối tiếp nhau đã mê đắm dòng nhạc trữ tình ấy.
Tuổi mới lớn của tôi đã dễ dàng chấp nhận bài hát Ngày xưa Hoàng Thị của Phạm Duy phổ nhạc từ một bài thơ cùng tên của Phạm Thiên Thư và nó đã để lại dấu ấn trong tâm hồn tôi suốt mấy chục năm nay, đặc biệt là câu hát “Ai mang bụi đỏ đi rồi...” Nếu chỉ là một đám bụi đỏ bình thường thôi thì có gì đáng nói? Theo tôi, đó chính là Bụi đỏ si mê đấy! Những xúc động đầu đời về một thứ tình cảm “quái lạ” vẫn nằm đâu đó trong trái tim và có cơ sẽ nhạt dần theo thời gian và những biến động của cuộc sống dẫy đầy trắc trở. Có khi tôi đã quên đi chúng mất rồi cho đến một ngày tôi được nhìn thấy tấm ảnh ba cô con gái đi trên con đường dọc theo phi trường L.19 cũ. Tôi biết rất rõ đó là một con đường đất đỏ và hồ như màu bụi đỏ đang vương theo tà áo trước mắt mình. Tôi không biết ba người con gái ấy là ai, nhưng thốt nhiên những tình cảm ngày nào lại quay về trong tâm hồn tôi và chợt nhận ra rằng mình đang...si mê!
Bạn thơ NHƯ THƯƠNG đã hết sức tài tình khi định danh được về lớp bụi đỏ ấy.
Vì sao người ta hay dùng chữ Thi Ca? Chiết tự ra ta biết Thi là nói về Thơ và Ca là Ca hát. Có thể là những câu thơ với từ ngữ bóng bẩy trau chuốt vần điệu khi đọc lên ta có cảm giác nó đã biến thành giai điệu của một bài ca, cũng có thể là giữa Thơ và Nhạc đã bổ trợ cho nhau thành những tác phẩm để đời. Tôi nghĩ, âm nhạc dễ đi vào tâm hồn con người và mức độ “sống sót” của nó dài hơi hơn những bài thơ. Mấy ai thuộc hết bài thơ Tự Tình Dưới Hoa của Đinh Hùng, nhưng đã có rất nhiều người thuộc bài hát Mộng Dưới Hoa được Phạm Đình Chương phổ nhạc từ bài thơ ấy! Nói về những tác phẩm âm nhạc của Trịnh Công Sơn, phần đông cho rằng trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhưng nếu tách riêng những ca từ trong các tác phẩm âm nhạc ấy, quả tình có những bài hát không sao hiểu thấu ca từ bởi đôi chỗ rất mơ hồ, đứt khúc chỉ riêng tác giả mới hiểu được; nhưng nhờ có âm nhạc đã chắp thêm đôi cánh mà biết bao thế hệ nối tiếp nhau đã mê đắm dòng nhạc trữ tình ấy.
Tuổi mới lớn của tôi đã dễ dàng chấp nhận bài hát Ngày xưa Hoàng Thị của Phạm Duy phổ nhạc từ một bài thơ cùng tên của Phạm Thiên Thư và nó đã để lại dấu ấn trong tâm hồn tôi suốt mấy chục năm nay, đặc biệt là câu hát “Ai mang bụi đỏ đi rồi...” Nếu chỉ là một đám bụi đỏ bình thường thôi thì có gì đáng nói? Theo tôi, đó chính là Bụi đỏ si mê đấy! Những xúc động đầu đời về một thứ tình cảm “quái lạ” vẫn nằm đâu đó trong trái tim và có cơ sẽ nhạt dần theo thời gian và những biến động của cuộc sống dẫy đầy trắc trở. Có khi tôi đã quên đi chúng mất rồi cho đến một ngày tôi được nhìn thấy tấm ảnh ba cô con gái đi trên con đường dọc theo phi trường L.19 cũ. Tôi biết rất rõ đó là một con đường đất đỏ và hồ như màu bụi đỏ đang vương theo tà áo trước mắt mình. Tôi không biết ba người con gái ấy là ai, nhưng thốt nhiên những tình cảm ngày nào lại quay về trong tâm hồn tôi và chợt nhận ra rằng mình đang...si mê!
Bạn thơ NHƯ THƯƠNG đã hết sức tài tình khi định danh được về lớp bụi đỏ ấy.
Saturday, March 3, 2012
Subscribe to:
Posts (Atom)